3 điều cần biết về bệnh whitmore thời hiện đại

Bệnh Whitmore là căn bệnh mới phát hiện, không gây thành dịch, cần phải phát hiện và điều trị kịp thời. Những người sinh sống và làm việc trong môi trường đất, nước nhiễm bẩn, người bị những bệnh mãn tính, trẻ em nhầm lẫn mắc quai bị,…là những người dễ nhiễm bệnh Whitmore. Cùng DOM Healthcare khám phá rõ hơn về căn bệnh này ngay sau đây bạn nhé!

Bệnh whitmore là bệnh gì?

Bệnh Whitmore là bệnh do một loại vi khuẩn có tên Burkholderia Pseudomallei  gây ra. Vi khuẩn này thường sinh sống trên bề mặt nước, bùn đất bị ô nhiễm.

Bệnh Whitemore
Bệnh Whitemore là bệnh gì?

Bệnh Whitmore do bác sĩ Alfred Whitmore mô tả năm từ năm 1912, nên từ đó lấy tên là Whitmore. Ngoài ra, bệnh còn nhiều tên gọi khác như bệnh vi khuẩn “ăn thịt người”, bệnh melioidosis.

Đây là căn bệnh có thể lây sang người thông qua các vết trầy xước trên da, đường hô hấp. Do hít những hạt cát bụi đất, những giọt nước nhỏ trong không khí có chứa vi khuẩn. Bên cạnh người, những loại động vật như cừu, dê, heo, ngựa, mèo, chó,… cũng dễ nhiễm bệnh này.

Những người mắc bệnh Whitmore thường sẽ có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính có thể tử vong trong khoảng 1 tuần kể từ khi phát hiện. Nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng.

Chẩn đoán bệnh Whitemore

Việc chẩn đoán bệnh Whitmore thường chậm, sai dẫn đến bệnh tiến triển khó lưỡng. Đồng thời nhận thức không đúng của con người về loại bệnh này cũng gây nên những hiểu lầm trong cách nhận biết và xử lý.

Hiểu một cách đúng đắn về bệnh Whitmore thì đây là căn bệnh do vi khuẩn gây nên. Nó có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể. Nếu bị ở da thì sẽ gây viêm loét, áp xe, nếu ở phổi thì gây viêm phổi, nếu xuất hiện trong máu thì gây nhiễm trùng máu,…

Bệnh Whitemore
Chẩn đoán bệnh Whitemore

Dấu hiệu bệnh Whitmore 

Bệnh Whitmore thường sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, đau ngực, đau dạ dày, viêm mang tai (giống với quai bị), đau đầu, co giật. Thông thường, bệnh Whitmore tác động lên những vị trí khác nhau trong cơ thể nên những dấu hiệu nhận biết cũng khác nhau.

  • Nhiễm trùng phổi: Xuất hiện nên những triệu chứng như sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, khó thở, đau ngực và đau nhức cơ.
  • Nhiễm trùng cục bộ: Có thể gây đau, sưng ở một số vùng nhất định như tuyến mang tai – nơi nhiều người nhầm tưởng là bệnh quai bị.
  • Nhiễm trùng trên da: Dễ nhận thấy những dấu hiệu như đau hoặc sưng, loét và áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.
  • Nhiễm trùng máu: Khả năng nhanh sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng máu với biểu hiện sốt cao rét run, vết loét có mủ trên da, đau đầu, đau họng, khó thở, đau vùng bụng trên, tiêu chảy, đau khớp và đau cơ,…
  • Nhiễm trùng lan tỏa: Hình thành nhiều vết loét trên cơ thể, đồng thời có thể gây sụt cân, đau đầu, co giật, đau ở một số bộ phận khác trên cơ thể.

Bệnh Whitmore có lây không?

Như đã nói ở trên, bệnh Whitmore do vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước gây ra. Do đó, con đường lây nhiễm chính của bệnh này là do việc tiếp xúc với đất, nước. Thông qua những vết trầy xước trên da, quá trình sinh sống hít phải những hạt bụi đất, hạt nước nhỏ có chứa vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh Whitemore
Bệnh Whitemore có lây không?

Theo nghiên cứu, nếu ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn này thì khả năng lây bệnh khá cao.  Cho đến nay vẫn chưa có một bằng chứng nào chính xác về việc bệnh Whitmore. Bệnh có thể lây từ người sang người, lây bệnh từ động vật sang người qua đường không khí.

Hầu hết bệnh Whitmore xuất hiện khá lẻ tẻ, không hình thành dịch và đại dịch lớn. Tuy nhiên, bệnh này có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa. Khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Việc tiếp xúc với vết xước da với động vật chết có nhiễm vi khuẩn này có thể gây bệnh.

Bệnh Whitmore và cách phòng tránh hiệu quả?

Bệnh Whitemore

Hiện tại vẫn vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh Whitmore. Người sống tại khu vực có nhiều vi khuẩn gây bệnh, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Theo đó, cần phải:

  • Mang đồ bảo hộ bản thân như giày, ủng, găng tay,… khi làm việc trong nước.
  • Tránh tiếp xúc với những nơi có nguồn đất, nước bị ô nhiễm
  • Hạn chế làm việc trong môi trường mùa mưa, bão vì vi khuẩn sống rất lâu trong môi trường này.
  • Khi đi ra ngoài lúc trời mưa bão, cần che chắn cẩn thận vết thương bị trầy xước.
  • Thường xuyên khử trùng các vật dụng trong nhà bếp, đặc biệt thớt, dao, miếng rửa chén,…

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh Whitmore mà DOM Healthcare chia sẻ đến quý bạn đọc có thể tham khảo để bổ sung thêm những thông tin hữu ích cho cuộc sống. Mọi nhu cầu và thắc mắc liên quan đến những dịch vụ của DOM Healthcare, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua thông tin liên hệ bên dưới đây nhé!

5 thoughts on “3 điều cần biết về bệnh whitmore thời hiện đại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *