Bệnh não mô cầu là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

Bệnh não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu gây ra, thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh não mô cầu có nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là những thông tin chi tiết về triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của gia công thực phẩm chức năng DOM Healthcare nhé!

Bệnh não mô cầu là gì?

Là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây từ người sang người do vi khuẩn Neisseria Meningitidis qua hệ hô hấp. Bệnh có thể gây thành dịch và ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe con người. Dựa trên phương pháp định tuyp huyết thanh, vi khuẩn Neisseria Meningitidis gồm 12 nhóm. Thế nhưng, nhóm A, B, C, W, Y, X mới là nguyên nhân chính gây bệnh. 

Bệnh não mô cầu là gì?
Bệnh não mô cầu là gì?

Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, có đến 40% người mắc bệnh là do nhóm B gây ra, trong đó 60% bệnh nhân là trẻ em và thanh niên dưới 25 tuổi. Các nhóm C, Y, W có tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp và có tới 65% bệnh nhân có tuổi từ 25 trở lên thuộc các nhóm này.

Bệnh có thể gặp ở những người lành mang vi khuẩn ở các vị trí như hầu họng, mũi. Khi bị bệnh, người mắc sẽ có những diễn biến rất đa dạng như: Nhiễm khuẩn huyết, viêm mũi họng, viêm màng não mủ…

Triệu chứng của bệnh là gì?

Bệnh não mô cầu có dấu hiệu và triệu chứng thay đổi tùy từng người. Tuy nhiên thường có các biểu hiện sau:

  • Đau nhức đầu.
  • Ói mửa.
  • Sốt cao đột ngột.
  • Phát ban.
  • Cứng cổ.
  • Có thể có lú lẫn, ngủ gà, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đối với bệnh não mô cầu ở trẻ em thì khó phát hiện nhưng dễ bị kích thích, ngủ nhiều, bỏ ăn và nôn ói.
  • Khi bệnh nặng có thể xảy ra tình trạng co giật và tỷ lệ tử vong lên đến 15%.

Sau khi phơi nhiễm với mầm bệnh, triệu chứng có thể tiến triển từ 2 – 10 ngày, nhưng rầm rộ nhất là 3 – 4 ngày. Có một số trường hợp diễn ra rất nhanh chỉ trong vài giờ, thậm chí có trường hợp sau khi xuất hiện triệu chứng khoảng vài giờ cũng có thể tử vong.

Biểu hiện điển hình của bệnh trầm trọng sau khi nhiễm từ 0 – 8 giờ đầu như: Buồn nôn, sốt, đau họng, buồn ngủ, chán ăn, nhức đầu… Sau khoảng 9 – 15 giờ, bệnh nhân sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, cổ bị cứng và rất khó chịu. Sau 16 – 24h, có thể rơi vào mê sảng, hôn mê, mất ý thức, co giật và tử vong.

Các triệu chứng của bệnh viêm não mô cầu
Các triệu chứng của bệnh viêm não mô cầu

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm não mô cầu

Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh não mô cầu từ sớm sẽ giúp điều trị đơn giản, hiệu quả hơn. Theo đó, các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh như sau:

Các phương pháp chẩn đoán bệnh

Một số phương pháp chủ yếu để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Chọc dịch não tủy để xét nghiệm PCR, cấy hoặc soi dưới kính hiển vi.
  • Cấy máu và xét nghiệm PCR.
  • Hút dịch ở các vị trí tổn thương, các vị trí vô cùng và tiến hành soi lam dưới kính hiển vi, cấy và PCR.

Điều trị bệnh não mô cầu

Khi phát hiện bị nhiễm khuẩn do não mô cầu, người bệnh thường sẽ được điều trị theo các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng dùng kháng sinh đường uống, tiêm hoặc truyền. Một số loại kháng sinh thường được chỉ định là: Ampicillin, Penicillin, Ceftriaxone, Chloramphenicol. Trong đó, Ceftriaxone và Chloramphenicol có hiệu quả rất cao chỉ sau một liều duy nhất.
  • Người có tiếp xúc gần với người bệnh cũng cần điều trị bằng một số loại kháng sinh như: Ceftriaxone, Ciprofloxacin, Rifampin…
  • Bệnh não mô cầu có tính chất cấp tính nên khi vào viện, người bệnh sẽ được điều trị theo phác đồ cấp cứu y khoa. Bệnh nhân cần nhập viện từ sớm để việc điều trị trở nên đơn giản hơn, tránh những biến chứng xấu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
  • Sau khi đã được chọc dịch não tủy, người bệnh cần được điều trị tích cực từ sớm. Nếu việc điều trị được tiến hành trước khi chọc dò sẽ khiến cho việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn hơn.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm não mô cầu
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm não mô cầu

Cách phòng bệnh hiệu quả

Để phòng bệnh hiệu quả, mọi người cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cha mẹ cần nâng cao ý thức tiêm phòng đầy đủ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. 
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên xúc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường như nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng.
  • Nơi làm việc và nơi ở cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bổ sung các loại rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin A, vitamin C để bổ sung hệ miễn dịch dịch thể.
  • Khi có các triệu chứng của viêm não mô cầu như nôn, buồn nôn, đau đầu, sốt cao, cổ cứng thì cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện và điều trị từ sớm. Tránh để lâu ngày thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn và nguy cơ tử vong rất cao.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về bệnh não mô cầu. Hy vọng với những thông tin về dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính này. Từ đó, đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho mình và các thành viên trong gia đình.

19 thoughts on “Bệnh não mô cầu là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *