Bệnh thương hàn có lây không, cách phòng bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan mạnh và có thể bùng phát thành dịch nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời. DOM Healthcare sẽ tổng hợp và giải thích rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này.

Bệnh thương hàn là gì?

Thương hàn là tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella ở bao tử và ruột. Bệnh này khá giống như viêm dạ dày. Phần lớn bệnh nhân bị nhiễm trùng nhẹ sẽ trở nên khỏe hơn sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. 

Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn

Bệnh xảy ra khi nhiều người cùng ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn trong cùng một không gian, địa điểm. Một số người bị tiêu chảy nặng phải nhập viện, truyền nước biển và kháng sinh để cải thiện.

Triệu chứng của bệnh thương hàn

Triệu chứng chính của thương hàn là tiêu chảy. Triệu chứng bạn đầu có thể nhẹ. Sau này có thể trở nặng kèm theo vấn đề  tiêu chảy nước sau mỗi 10 hoặc 15 phút. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác như co thắt dạ dày, nôn mửa, sốt và nhức đầu.

Nếu bạn có các triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi nào. Hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ cải thiện tình trạng.

Nguyên nhân của bệnh thương hàn

Bạn có thể bị nhiễm thương hàn do ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Nhất là những loại thực phẩm như: trứng, thịt bò, trái cây, gia cầm, uống nước hay sữa bị nhiễm khuẩn. Nấu chín thực phẩm là cách giúp giảm nguy cơ rủi ro nhiễm khuẩn nhưng điều này không hoàn toàn loại trừ nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Thương hàn có thể lây lan từ người sang người khi không rửa tay sạch, dùng tay không chuẩn bị thức ăn. Thương hàn cũng có thể lây nhiễm sang người từ thú như rùa và kỳ nhông.

Bệnh thương hàn có lây không?

Bệnh thương hàn lây qua đường ăn uống. Người bệnh ăn phải thực phẩm hay nước uống bị nhiễm khuẩn, sử dụng thức ăn không chín. Đây được đánh giá là con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu nhất. Có thể hình thành nên hệ thống các vùng dịch bệnh khó kiểm soát.

Việc tiếp xúc với bệnh nhân, người mang mầm bệnh qua chất thải, vật dụng cá nhân. Cũng là nguyên nhân khiến bệnh thương hàn trở thành dịch.

Điều trị bệnh thương hàn?

Nhiều trường hợp bị thương hàn nhẹ nhưng không cần thuốc. Hầu hết bệnh đều tự khỏi chỉ trong vòng 24 đến 48 tiếng. Người bệnh nên được cách ly hoặc sử dụng nhà tắm riêng. Việc rửa tay sạch cũng là yếu tố rất cần thiết để tránh làm lây lan mầm bệnh.

Nếu bị sốt hoặc nhiễm trùng nặng, bệnh nhân bạn cần phải điều trị thuốc kháng sinh. Uống nhiều nước sẽ ngăn ngừa sự mất nước, giúp cơ thể không cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời nên tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý cho đến khi hết chứng tiêu chảy. 

Những sản phẩm từ sữa hoặc được điều chế từ sữa như váng sữa, sữa chua có thể làm cho tình trạng bệnh thương hàn trở nên trầm trọng hơn, vì thế bạn nên tránh không ăn trong vài ngày. Nếu bị bệnh thương hàn nặng, cần đến những cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám cụ thể.

Cách phòng bệnh thương hàn 

Để phòng ngừa bệnh thương hàn, bạn cần kiểm tra kỹ nguồn nước trước khi sử dụng. Đồng thời cũng cần lựa chọn thực phẩm hàng ngày luôn tươi mới, đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn. 

Gia đình có trẻ nhỏ nên thực hành ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến món ăn. Lưu ý, cần rửa tay thật kỹ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 

Bên cạnh những phương pháp trên, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thương hàn đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rộng rãi để người dân hiểu rõ. Đặc biệt là đối với người dân ở các quốc gia đang có dịch bệnh. Những người đang đi du lịch, những người hay tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc di chuyển đến vùng vệ sinh kém. 

Typhoid Vi và Typhim Vi là hai loại vacxin thương hàn phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, vắc xin Typhoid Vi được sản xuất bởi Viện Pasteur Đà Lạt, được chỉ định dùng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều dùng 0.5 ml cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Người lớn có lịch tiêm 1 mũi duy nhất và nhắc lại sau 3 năm nếu có nguy cơ.

Bên cạnh Typhoid Vi, Typhim Vi cũng là một loại vacxin thương hàn, có xuất xứ từ Pháp. Thường được chỉ định tiêm bắp hoặc tiêm dưới da cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. 

Chỉ cần 1 liều vắc xin Typhim Vi duy nhất. Mũi tiêm này sẽ bảo vệ bạn trước bệnh thương hàn trong khoảng 3 năm. Sau đó có thể tiêm nhắc lại mỗi 3 năm khi để đề phòng bệnh.

6 thoughts on “Bệnh thương hàn có lây không, cách phòng bệnh thương hàn

  1. Pingback: Thất diệp nhất chi hoa có tác dụng gì? Vị thuốc này chữa hen suyễn,...

  2. Pingback: Cây tô mộc có tác dụng gì? Tô mộc chữa bệnh gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *