Cây cỏ hôi là cây gì? Cây cỏ hôi trị bệnh gì?

Cây cỏ hôi hay còn được gọi là cây cứt lợn thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong đông y. Cây cỏ hôi có tác dụng chữa viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, sưng đau khớp, sỏi đường tiết niệu, kinh nguyệt không đều, rối loạn kinh nguyệt, rong huyết,… Cây cỏ hôi là cây gì? Cây cỏ hôi trị bệnh gì? Cây cỏ hôi có mấy loại? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây cỏ hôi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Cây cỏ hôi là cây gì?

Cây cỏ hôi thuộc họ cúc Asteraceae, có tên khoa học là Ageratum conzoides L. bên cạnh đó, cây cỏ hôi còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây bù xít, cây hoa cứt lợn, cỏ cứt heo, cỏ thúi địt, bù xích, cây hoa ngũ sắc,…

Hình ảnh cây cỏ hôi

Cây cỏ hôi trị bệnh gì?
Cây cỏ hôi trị bệnh gì?

Cây cỏ hôi là một loài cây nhỏ, thân mềm mọc thẳng với chiều cao trung bình khoảng 25 – 50cm. Thân cây có màu xanh hoặc tím và được bao phủ bởi một lớp lông ngắn màu trắng ở bên ngoài.

Lá mọc đối xứng nhau, có hình trứng, đầu lá nhọn, cuống lá ngắn, lá dài 2 – 6cm và rộng 1 – 3cm. Mép lá có hình răng cưa, cả hai mặt lá đều có lông, mặt trên lá có màu xanh nhưng mặt dưới có nhạt màu hơn. Lá khi vò nát đưa lên mũi ngửi thấy mùi hắc nhưng khi nấu lại có mùi thơm.

Hoa có màu trắng, tím hoặc tím xanh, mọc thành chùm ở ngọn, mỗi bông hoa được tạo thành từ nhiều cánh hoa nhỏ li ti. Cây cỏ hôi có mấy loại? Dựa vào màu sắc của cây, người ta chia loài cây này thành hai loại là cây cỏ hôi trắng (hay cứt lợn trắng) và cây cỏ hôi tím (cây cứt lợn tím).

Quả của cây cỏ hôi thuộc dạng quả bế, có màu đen và có 3 – 5 sống dọc.

Khu vực phân bố, chế biến

Cây cỏ hôi thường mọc hoang khắp ở khắp nước ta từ những khoảng đất trống, bờ ruộng, ven đường hay các khu vườn trong nhà,… Vì chúng có khả năng thích nghi với mọi loại đất.

Người ta thường sử dụng toàn bộ các bộ phận của cây cỏ hôi (trừ rễ) để làm thuốc chữa bệnh.

Vì dược liệu mọc quanh năm nên có thể thu hoạch vào bất cứ lúc nào. Cây trưởng thành được nhổ lên, cắt bỏ phần rễ, loại bỏ lá bị héo úa, sâu bệnh. Sau đó, đem dược liệu được rửa sạch nhiều lần để loại bỏ đất cát, tạp chất, dược liệu có thể dùng tươi hoặc khô.

Nếu dùng tươi thì ngâm dược liệu vào nước muối loãng để khử trùng. Nếu dùng khô thì cắt nhỏ khoảng 2 – 3cm rồi đem phơi nắng hoặc phơi nắng cho khô.

Đối với dược liệu tươi nên sử dụng ngay để giữ được toàn bộ dược chất của dược liệu hoặc nếu bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh thì cần để dược liệu thật ráo nước rồi mới cho vào túi nilong, đục vài lỗ nhỏ và chỉ bảo quản được trong 2 – 3 ngày, tránh bảo quản dược liệu khô ở nơi ẩm ướt.

Tác dụng dược lý – Cây cỏ hôi trị bệnh gì?

Trong đông y cây cỏ hôi trị bệnh gì?

Theo đông y, vị thuốc cây cỏ hôi có vị cay, đắng nhẹ, tính mát nên được quy vào 2 kinh phế và tam bào. Vị thuốc cây cỏ hôi có tác dụng chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng, sỏi đường tiết niệu, đau nhức xương khớp, mụn nhọt, ngứa lở, eczema, phong thấp, rong huyết, băng huyết sau sinh,…

Trong y học hiện đại cây cỏ hôi trị bệnh gì?

Theo nghiên cứu cho thấy, trong cây cỏ hôi có chứa 0.7% – 2% tinh dầu, tinh dầu có màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ, hơi đặc quánh và có mùi thơm dễ chịu. bên cạnh đó, thành phần hoá học trong dược liệu còn có saponin, ancoloid, acid fumaric, phenol, quercetin, caryophllen, tanins, acid cafeic, kaempferol,…

  • Cây cỏ hôi có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh và trực trùng coli.
  • Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy dược liệu có tác dụng chống viêm, chống phù nề và chống dị ứng.
  • Nếu dùng với nồng độ thấp có tác dụng giãn mạch ngoại biên.
  • Làm loãng đờm và tăng dẫn lưu các hốc xoang từ đó giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè và khó chịu.
  • Giàu chất xơ và protein nhằm ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự phát triển của tế bào.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ hôi

Cây cỏ hôi trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Để chữa bệnh này ta có thể áp dụng dựa trên 4 cách sau đây:

  • Lấy lá cỏ hôi giã nát rồi dùng bông gòn thấm nước nhét nào bên mũi bị bệnh.
  • Lấy 15 – 30g lá và cành khô của cây cỏ hôi rồi sắc cùng với 500ml nước, đến khi nước cạn còn 200ml thì ngưng, khi thuốc còn đang rất nóng thì dùng để xông mũi và khi nước nguội thì chia làm 2 lần uống.
  • Hoặc có thể kết hợp 30g cây cỏ hôi, 20g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất cùng với 12g ké đầu ngựa (thương nhĩ tử). Đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày và uống đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.
  • Hoặc lấy 100g cây cỏ hôi, 50g long não cùng với 10g lá chanh (tất cả các dược liệu đều ở dạng tươi). Đem các dược liệu sắc với 300ml nước đên khi nước cạn còn 100ml thì ngưng, dùng xông mũi mỗi ngày 3 lần và dùng liên tục trong 10 ngày.

Chữa bệnh ở yết hầu

Lấy một số lượng lá cỏ hôi đem rửa sạch, đem phơi hoặc sấy cho khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày áp dụng 3 lần, mỗi lần lấy một ít thuốc bột ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ.

Hoặc có thể lấy 30 – 60g lá cỏ hôi giã nát, cùng với 1 cốc nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt, chia làm 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể pha thêm ít đường phèn cho dễ uống.

Chữa sỏi đường tiết niệu

Lấy 20g cỏ hôi, 20g mã đề, 20g xa tiền, 16g bạch nhĩ thảo, 16g cam thảo đất cùng với 12g râu ngô. Đem các dược liệu sắc lấy nước, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày và kết hợp uống nhiều nước để dễ dàng đào thải sỏi ra ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *