Cây đan sâm có tác dụng gì? Tác dụng của đan sâm trong chữa bệnh

Vị thuốc đan sâm là rễ của cây đan sâm, đây được xem là một vị thuốc quý thường được sử dụng Đông y để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Vị thuốc đan sâm có tác dụng điều trị các bệnh về phụ khoa, suy nhược thần kinh, xương khớp, suy thận, viêm họng mãn tính,… Và đặc biệt là có tác dụng điều trị rất tốt các bệnh tim mạch. Vậy đan sâm là cây gì? Cao đan sâm có tác dụng gì? Cây đan sâm chữa bệnh gì? Để biết chi tiết ơn về tác dụng của đan sâm, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Cây đan sâm là cây gì?

Cây đan sâm có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza, thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Bên cạnh đó, đan sâm còn được gọi với nhiều tên gọi khác như huyết sâm, tử đan sâm, viểu đan sâm, xôn đỏ, xích sâm, cửu thảo,…

Hình ảnh cây đan sâm

Đan sâm có tác dụng gì?
Đan sâm có tác dụng gì?

Đan sâm là một loại cây thân thảo sống lâu năm với chiều cao khoảng 30 – 80cm. Thân nhỏ, hình trụ vuông, màu xanh hoặc đôi khi có màu nâu tía, có các gân dọc, toàn thân cây mang lông trắng màu vàng nhạt.

Lá kép mọc đối xứng và thường gồm 3, 5 hoặc 7 lá chét. Mỗi phiến lá có màu xanh, mặt trên lá co màu xanh được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ, mép lá có răng cưa tù. Mặt dưới lá có màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn, có gân nổi rõ, chia phiến lá chét thành múi nhỏ.

Hoa có màu trắng hoặc màu đỏ tím nhạt thường mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15 cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng có 3 – 10 hoa nhưng thường là 5 hoa, tràng hoa có màu tím nhạt gồm 2 môi, môi trên nghiêng hình lưỡi liềm, còn môi dưới xẻ 3 thùy, mỗi thùy có hình răng cưa tròn, 2 nhị ở môi dưới, bầu có vòi dài. Cây bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 4 – 6 hàng năm.

Quả rất nhỏ có kích thước chỉ vài mm, cây thường kết quả vào khoảng tháng 7 – 9 hàng năm.

Mô tả dược liệu đan sâm

Rễ có hình trụ dài, hơi cong, ít phân nhánh, các rễ con dài từ 10 – 20cm, đường kính từ 0.3 – 1cm, với phần thân rễ cứng chắc và đôi khi còn sót lại gốc của thân ở đỉnh. Bề mặt bên ngoài của dược liệu có màu đỏ nâu đến màu đỏ tối, có vân nhăn dọc và thô ráp, với bó mạch màu trắng vàng được xếp theo hướng xuyên tâm, phần vỏ bám chặt vào gỗ khó bóc ra. Dược liệu có chất cứng, giòn, mặt bẻ gãy hơi phẳng hoặc có vết nứt và đặc, khi nếm thử dược liệu có vị đắng, se và hơi cay.

Khu vực phân bố, chế biến

Cây đan sâm là loại cây đã xuất hiện từ nhiều năm trước ở một số tỉnh của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Hà Bắc, An Huy, Sơn Tây,… Và Nhật Bản.

Dược liệu sau đó được di thực vào nước ta nhưng được trồng là chủ yếu. Hiện nay, dược liệu này được trồng nhiều nhất ở các khu vực Tam Đảo và một số tỉnh vùng núi phía Bắc.

Người ta thường sử dụng phần rễ của cây đan sâm làm thuốc chữa bệnh vì đây là bộ phận có chứ nhiều dược tính nhất. Dược liệu thường được thu hoạch khi cây đã trưởng thành ít nhất 03 năm tuổi vào mỗi mùa đông. Bộ rễ thường đâm sâu xuống đất nên khi thu hoạch phải đào sâu để tránh bỏ sót hoặc làm đứt gãy rễ.

Dược liệu sau khi thu hoạch về đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất cát, côn trùng rồi tiến hành ủ mềm một đêm, sau đó ta có thể thực hiện chế biến dựa trên các cách sau đây:

  • Cắt dược liệu thành lát dày 1-2 cm, phơi trực tiếp dưới nắng 2-3 ngày hoặc sây đến khi dược liệu khô hẳn. Bảo quản trong lọ kín hoặc túi bóng để giữ cho dược liệu không bị hư hỏng bởi côn trùng và nấm mốc.
  • Sau khi ngâm mềm đan sâm thì cắt thành từng lát mỏng rồi tẩm trong rượu và ủ 1 giờ, đem dược liệu sao vàng đến khi khô và nghiền dược liệu thành bột để dùng lâu dài.
  • Hoặc có thể lấy dược liệu khô ngâm với rượu uống bồi bổ sức khỏe, theo tỷ lệ cứ 1kg dược liệu khô thì ngâm cùng 1 lít rượu trắng 40 – 42độ. Rượu được ủ ở nhiệt độ phòng và để nơi thoáng mát trong vòng 1 tuần là có thể dùng được. Ngoài ra, tùy theo mục đích sử dụng mà có nhiều cách ngâm dược liệu đan sâm cùng với các dược liệu khác với nhau.

Tác dụng dược lý – Đan sâm có tác dụng gì?

Trong đông y đan sâm có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn, không có độc nên được quy vào 3 kinh tâm, tâm bào và can. Dược liệu đan sâm có có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng, bế kinh, hồi hộp, mất ngủ, mụn nhọt sưng tấy, sưng đau khớp, vai gáy, suy thận, suy nhược thần kinh, viêm họng mãn tính,…

Trong y học hiện đại đan sâm có tác dụng gì?

Thành phần hóa học trong đan sân gồm vitamin E, acid lactic, cryptotanshinone, iso cryptotanshinone, methyl-tanshinone, ceton, phenol,…

Các hợp chất này mang lại vô số lợi ích trong việc hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

  • Giúp lưu thông mạch máu đến các cơ quan chức năng, tăng cường chức năng tim và làm giãn động mạch vành. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…
  • Điều hòa huyết áp, loại bỏ cholesterol xấu trong máu và ngăn ngừa tình trạng đông máu.
  • Chữa mất ngủ, bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương khớp, cử động không linh hoạt.
  • Kháng viêm, trị mụn ung, mụn nhọt.
  • Giảm stress, mệt, mỏi, căng thẳng, suy nhược thần kinh

Những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc đan sâm

Chữa bệnh phụ khoa, điều hoa kinh nguyệt

Lấy 20 – 40g đan sâm khô, cắt mỏng rồi nghiền thành bột mịn, rồi lấy một ít mía đường hoặc một ít rượu ấm. Đem bột dược liệu khuấy đều nước mía đường hoặc rượu trắng rồi chia làm 2 lần uống hết rong ngày và uống sau mỗi bữa ăn.

Hoặc có thể lấy 15g đan sâm, 8g tiểu hồi cùng với 15g đương quy, tiếp đó đem dược liệu sắc kỹ, uống hết trong ngày.

Chữa thấp khớp thể hàn

Lấy đan sâm, tang ký sinh, thục địa, độc hoạt, kê huyết đằng, thiên niên kiện, xích thược, khương hoạt, thổ phục linh, u chát chìu, đỗ trọng mỗi loại dược liệu 12g, 16g hoài sơn, 10g ngưu tất, 8g nhục quế cùng với 20g đảng sâm, đem tất cả dược liệu sắc trên lửa nhỏ đến khi nước cô cạn thì chắt lấy nước uống hết trong ngày.

Chữa bế kinh – Đan sâm có tác dụng gì?

Lấy đan sâm, thăng ma, bạch thược, sài hồ, đương quy, ngưu tất mỗi loại dược liệu 8g, 6g trần bì, 4g cam thảo, 12g đảng sâm, 12g bạch truật cùng với 12g hoàng kỳ. Đem các dược liệu sắc lấy nước uống và uống kiên trì đều đặn mỗi ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.

Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mất máu sau sinh

Lấy xích sâm, phục linh, bá tử nhân, viễn chí, toan táo nhân, đương quy mỗi loại dược liệu 8g, 10g thiên môn, 10g mạch môn, 12g huyền sâm, 12g địa hoàng, 6g ngũ vị tử, 6g cát cánh cùng với 0.6g chu sa. Đem các dược liệu tán thành bột mịn rồi luyện thành viên hoàn, mỗi ngày uống khoảng 20g. Hoặc có thể đem các dược liệu sắc lấy nước (trừ chu sa) đến khi nước cô cạn thì chắt lấy nước uốngcùng chu sa.

Chữa viêm khớp cấp tính

Lấy 12g đan sâm, 20g ké đầu ngựa, 20g kim ngân hoa, 20g thổ phục linh, 20g hy thiêm thảo, 16g tỳ giải, 16g kê huyết đằng, 12g cam thảo cùng với 12g ý dĩ, đem các dược liệu sắc lấy nước uống hết trong ngày.

Chữa suy tim – Đan sâm có tác dụng gì?

Lấy 16g đan sâm, 16g xuyên khung, 16g ngưu tất, 16g mộc thông, 16g bạch truật, 16g trạch tả, 16g mã đề, 16g ý dĩ cùng với 20g đảng sâm, đem các dược liệu sắc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.

One thought on “Cây đan sâm có tác dụng gì? Tác dụng của đan sâm trong chữa bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *