Cây hoa mào gà có tác dụng gì? Cây mào gà có ăn được không

Cây hoa mào gà là một loại cây quen thuộc gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, chúng được trồng làm cảnh trong nhiều gia đình. Bên cạnh đó, khô chỉ sử dụng làm cảnh, cây mào gà còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh di tinh, khí hư, đại tiện ra máu, thổ huyết, chảy máu cam, mụn nhọt, cao huyết áp,… Vậy cây hoa mào gà có tác dụng gì? Cây hoa mào gà chữa bệnh gì? Cây mào gà có ăn được không? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây mào gà, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Đặc điểm cây hoa mào gà

Cây hoa mào gà thuộc họ rau dền Amanthaceae, có tên khoa học là Celosia argentea L. var cristata L. Cây hoa mào gà được chia làm 2 loại là hoa mào gà trắng và hoa mào gà đỏ, trong đó:

Hình ảnh cây hoa mào gà

Cây hoa mào gà có tác dụng gì?
Cây hoa mào gà có tác dụng gì?

Cây hoa mào gà trắng

Hoa mào gà đỏ được gọi với các tên gọi khác như mào gà dại, thảo hao, mào gà đuôi nheo, thanh tương tử,…

Cây hoa mào gà trắng mọc quanh năm, thân cây mềm mọc thẳng, nhẵn, phân nhiều cành với chiều cao 0.3 – 1m hoặc có thể tới 2m.

Lá mọc so le nhau dài 8 – 10cm, rộng 2 – 4cm, hình mác, nguyên, đỉnh nhọn, gốc lá cũng hơi nhọn.

Hoa mào gà mọc thành cụm ở đầu cành hoặc ngọn thân. Phần dưới màu trắng, phần trên màu hồng, gồm nhiều hoa không cuống. Các lá bắc khô và chẻ đôi ở đầu, các lá đài 5, đầu nhọn, nhị 5 dính nhau ở gốc tạo thành vòng hình trứng. Hoa mào gà trắng thường nở vào khoảng thời gian giữa mùa xuân và mùa hè.

Quả nang, mở theo hình hộp, bên trong chứa nhiều hạt. Hạt dẹt có màu đen hoặc màu nâu đỏ, bề mặt bóng với đường kính khoảng 1mm. Khi quan sát qua kính lúp có thể thấy bề mặt hạt có các đường vân và một điểm lõm là tễ, phần vỏ giòn, dễ vỡ, không mùi và có vị nhạt.

Cây hoa mào gà đỏ

Hoa mào gà đỏ còn được gọi với các tên gọi khác như kê quan, kê quan hoa, bạch kê quan hoa, hồng kê quan hoa, kê đầu, kê giác hoa, kê công hoa,…

ây thảo sống lâu năm, cao gần 1m với thân cây mọc thẳng, cành nhẵn và thường có màu đỏ tím.

Lá mọc so le nhau, có hình bầu dục, mép lá nguyên, gốc lá tròn, đầu lá thuôn nhọn, dài 15 – 20cm, rộng 5 – 7cm. Cả hai mặt đều nhẵn cùng màu xanh lục, những mặt trên có màu sẫm hơn.

Cụm hoa mọc thành bông ở ngọn thân, có màu đỏ hoặc màu vàng, loe ra, nhăn nheo ở đầu và có cuống rất ngắn.

Quả hình trứng hoặc hình cầu, nứt ngang, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ, dẹt, màu đen bóng.

Khu vực phân bố, chế biến

Cây hoa mào gà có nguồn gốc ở phía Đông Ấn Độ và được nhập sang Việt Nam từ rất lâu. Vì cây có dáng đẹp nên thường được trồng khắp nơi để trang trí trong sân vườn và tiểu cảnh hoặc có thể lấy hạt làm thuốc chữa bệnh.

Trong đó, hoa mào gà trắng chỉ có thể sống tối đa trong 1 năm, ưu điểm nổi bật của của giống hoa mào gà trắng là cho nhiều hạt. Cây mào gà có ăn được không? Cây hoa mào gà trắng không chỉ được dùng làm thuốc chữa bệnh mà lá và hoa còn được sử dụng như một loại lương thực hoặc rau ăn.

Còn hoa mào gà đỏ có thân hình cứng cáp, màu sắc phong phú (màu đỏ, vàng, trắng) cho nhiều hạt, thường phát triển tốt nhất trong môi trường có khí hậu nóng ẩm, nhiều ánh sáng.

Cả hoa mào gà trắng và hoa mào gà đỏ đều được sử dụng phần hạt, mầm non và hoa để làm thuốc chữa bệnh.

Vào tháng 9 – 10 hàng năm khi hạt chín người ta sẽ thu hoạch hạt và cụm hoa đem về phơi khô. Đập hoa tách lấy hạt rồi đem phơi lại lần nữa cho đến khi dược liệu thật khô để được bảo quản lâu hơn, còn lá có thể được thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Hạt và hoa mào gà có thể dùng tươi hoặc khô được sử dụng để bào chế dạng thuốc sắc hoặc bào chế thành dạng bột mịn vo thành viên hoặc sử dụng trong quy trình gia công thực phẩm chức năng.

Tác dụng dược lý – Cây hoa mào gà có tác dụng gì?

Trong đông y cây hoa mào gà có tác dụng gì?

  • Cây hoa mào gà trắng có vị đắng tính hơi hàn nên được quy vào kinh can có tác dụng thanh nhiệt, làm mát máu, sáng mắt, tiêu viêm, chữa chảy máu mũi, thổ huyết, cao huyết áp, lòi dom, chảy máu, bế kinh, lỵ trực khuẩn, tiểu buốt, tiểu rắt, nhọt độc,…
  • Cây hoa mào gà đỏ có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, làm mát máu, chữa rối loạn kinh nguyệt, khí hư, trĩ, nô ra máu, nổi mề đay,…

Trong y học hiện đại cây hoa mào gà có tác dụng gì?

Cây mào gà trắng: – Cây hoa mào gà có tác dụng gì?

  • Dạng cao cồn 50 độ có tác dụng hạ nhiệt, ức chế lỵ amip, ức chế co bóp hồi tràng cô lập chuột lang.
  • Celosian có tác dụng điều hòa miễn dịch và bảo vệ chống độc cho gan.

Cây mào gà đỏ:

  • Toàn cây hoa mào gà đỏ có tác dụng chống viêm, kháng sinh.
  • Hoạt động chống oxy hóa: Chiết xuất nước nóng của cây mào gà đỏ cho thấy hoạt động chống oxy hóa đáng kể – Theo tạp chí American Journal of Food Technology.
  • Chống tăng đường huyết: Dịch chiết methanolic của giống cây này có tác dụng chống tăng đường huyết rõ rệt – Theo kết quả nghiên cứu trên chuột trong tạp chí “Comparative Clinical Pathology”.
  • Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cho thấy cây gà mào đỏ sẽ gây sảy thai.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa mào gà

Chữa nổi mề đay

Lấy 15 hoa mào gà trắng, 10 trái hồng táo cùng với 8g quả thương nhĩ tử (sao vàng, loại bỏ gai), đem tất cả dược liệu sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc có thể kết hợp với mầm non của cây mào gà đỏ nấu lấy nước vệ sinh vùng da cần điều trị.

Chữa lòi dom chảy máu – Cây hoa mào gà có tác dụng gì?

Lấy 30g mào gà trắng cùng với 30g tông lư thán và 30g hồ vương sứ giả, đem tán thành bột mịn, mỗi lần lấy 6g pha uống cùng với nước cơm.

Hoặc có thể lấy hoa mào gà trắng kết hợp hồi đầu thảo với liều lượng bằng nhau, đem phơi khô và nghiền thành bột mịn rồi vo thành viên hoàn uống cùng với nước cơm với kích thước to bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 70 viên và uống khi bụng đói.

Chữa xuất huyết ở mũi hoặc chảy máu cam

Lấy 30g cây hoa mào gà trắng sắc cùng với 500ml, sắc đến khi nước cạn còn 200ml thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hoặc có thể lấy 30g hoa mào gà trắng, 30g bá tử nhân cùng với 30g cỏ nhọ nồi, sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày 1 thang.

Hoặc lấy 9g bông mào gà trắng hầm nhừ cùng với 250g thịt lợn, chia 3 – 4 lần ăn trong ngày.

Hoặc có thể lấy 30g hoa mào gà trắng cùng với 60g rong biển, đem sắc lấy nước uống cho đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *