Cây mú từn là cây gì? Rễ cây mú từn có tác dụng gì?

Cây mứ từn hay còn được gọi là cây cù boong nậu, là một loại dược liệu quý được các đồng bào dân tộc khu vực phía Bắc thường sử dụng cây mú từn để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Hơn nữa, cây mú từn còn được săn đón với tác dụng bổ thận, cương dương rất hiệu quả. Vậy cây mú từn là cây gì? Rễ cây mú từn có tác dụng gì? Mú từn ngâm rượu có tác dụng gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây mú từn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cây mú từn là cây gì?

Cây mú từn thuộc họ dây khế Cannabaceae, có tên khoa học là Rourea oligophlebia Merr.

Hình ảnh cây mú từn

Rễ cây mú từn có tác dụng gì?
Rễ cây mú từn có tác dụng gì?

Cây mú từn là một loại cây dây leo thân gỗ sống lâu năm với chiều dài trung bình của cây có thể lên đến 30m. Cây khi còn non sẽ có nhiều lông mềm, nhưng khi về già lông sẽ rụng đi.

Lá cây mú từn thuộc dạng lá kép, mỗi lá sẽ có khoảng 10 – 16 lá phụ với phiến xoan gần giống kiểu mọc đối. Mũi lá lõm, chóp tà, mặt dưới lá được bao phủ bởi lớp lông dày đặc và nhiều hơn mặt trên, lá dài từ 4 – 8cm.

Hoa mọc thành cụm ở nách lá, cao từ 2 – 7cm, cánh hoa dài khoảng 5mm với màu hồng phớt, trên mỗi cánh có 1 cặp nhị hoa, đài hoa có nhiều lông bao phủ bên ngoài.

Quả mú từn có hình bầu dục dài khoảng 2cm, không có lông, quả còn non sẽ có màu xanh và chuyển dần sang màu đỏ khi chín. Bên trong mỗi quả chỉ chứa duy nhất 1 hạt, hạt được bao bọc bởi một lớp áo bên ngoài.

Rễ cây mú từn có lớp vỏ bên ngoài màu nâu đỏ, sần sùi, kích thước không đồng đều, bên trong có lõi màu vàng, chất cứng chắc khoẻ.

Khu vực phân bố, chế biến

Cây mú từn là một loại cây thuốc nam quý hiếm mang tính đặc hữu nên chúng chỉ được phân bố ở một số khu vực nhất định. Cây mú từn thường được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và một số ít ở địa phương khác.

Người ta thường sử dụng phần thân, rễ cây mú từn để làm thuốc chữa bệnh, lá cây mú từn hầu như không có công dụng gì.

Cây mú từn mọc tự nhiên sau 3 năm trưởng thành sẽ được thu hoạch về. Dược liệu sau khi thu hoạch về đem chặt thành từng miếng rồi đem phơi khô, sau đó sẽ được đem bảo quản trong túi kín, khi dùng có thể sắc uống hoặc ngâm rượu.

Thành phần hoá học

Dựa trên một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng rễ cây mú từn có chứa nhiều dược chất quý có lợi cho sức khỏe con người, như:

  • Neral: Chiếm 22.7% có tác dụng kháng khuẩn mạnh.
  • Nerolidol: Chiếm 32.1% có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Spathulenol: Chiếm khoảng 12.7% có tác dụng hỗ trợ tuyến giáp hấp thu iod, làm chậm quá trình chuyển hóa axit hữu cơ và chống oxy hóa.
  • B-myrcene: Chiếm khoảng 15.9%, có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn cơ, an thần.
  • Một số thành phần khác chiếm tỷ lệ nhỏ (0,1 – 1,5%).

Tác dụng dược lý – Cây mú từn có tác dụng gì?

Trong đông y rễ cây mú từn có tác dụng gì?

Giảm đau nhức xương khớp

Trong đông y, cây mú từn là một trong những vị thuốc có tác dụng giúp khoẻ gân, bổ cốt. Nó có tác dụng tương tự như rễ cây nhàu, rượu của cây mú từn có công dụng hỗ trợ điều trị chứng bệnh đau nhức xương khớp, mỏi gối, phong thấp, tê bì chân tay.

Tăng cường sinh lý ở nam giới

Từ xa xưa, người dân đã dùng cây mú từn sắc uống để tăng sinh lực ở nam giới và tăng khả năng thụ phai cho phụ nữ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về công dụng này.

Bên cạnh đó, cây mú từn còn được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa:

  • Rối loạn tiêu hoá
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Di tinh, xuất tinh sớm
  • Kháng sinh, cầm máu
  • Yếu sinh lý, liệt dương

Trong y học hiện đại rễ cây mú từn có tác dụng gì?

Tác dụng đông cầm máu – Cây mú từn có tác dụng gì?

Một trong những công dụng của rễ cây mú từn là cầm máu, trong rễ cây mú từn có chứa neral (22.7%) có tác dụng cầm máu và kháng khuẩn mạnh mẽ khá an toàn và hiệu quả.

Chống sốt rét

Trong cây mú từn có chứa 2 hoạt chất là rouremin và rourinoside – Hai hoạt chất này được nghiên cứu là có tác dụng giảm khả năng hoạt động trong phòng thí nghiệm của Plasmodium falciparum.

Giảm đường huyết

Dược liệu ngoài khả năng làm giảm đường huyết thì dịch chiết từ dược liệu còn có khả năng phóng thích insulin.

Kháng vi khuẩn

Dịch chiết cồn từ dược liệu có khả năng ức chế vi khuẩn S. aureas và  S. epidermidis.

Cách sử dụng cây mú từn

Ngâm rượu

Ngâm độc vị – Cây mú từn có tác dụng gì?

Lấy 1kg rễ mú từn khô sao vàng, trong quá trình sao vẩy từ từ khoảng 2 chén rượu trắng, sao đến khi dược liệu chuyển sang màu vàng và dậy mùi thơm. Tiếp đó cho mú từn vào bình thuỷ tinh, cho 5 lít rượu trắng vào đổ ngập rượu đến miệng bình, đậy kín, bảo quản ở nơi mát, khuất nắng trong thời gian 3 tháng.

Ngâm kết hợp với các dược liệu khác

Lấy 1kg cây mú từn, ba kích, rễ cau rừng, sâm cau, nhục thung dung, dâm dương hoắc, kỷ tử mỗi loại dược liệu 0.5kg, 10 lít rượu trắng cùng với 1 bình thuỷ tinh. Đem mú từn sao vàng, vẩy rượu cho thơm như cách trên rồi cho các dược liệu vào bình ngâm trong 2 – 3 tháng.

Để làm tăng thêm hiệu quả cường dương, bổ thận có thể thêm nhục thung dung, nấm ngọc cẩu hoặc bạch tật lê.

Rượu mú từn ngâm càng lâu càng tốt, rượu không chỉ dùng tốt cho nam giới mà còn tốt cho cả phụ nữ, phụ nữ khi uống có thêm thêm chút mật ong cho đỡ vị chát.

Sắc nước uống

Rễ cây mú từn có thể đem sắc uống thay nước trà, chỉ cần khoảng 30g – 40g rễ khô đun với 2 lít nước, đun trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn một nửa thì dùng trực tiếp. Tuy nhiên cần lưu ý, mỗi ngày không sử dụng dược liệu vượt quá 50g, uống trong hai tuần thì nghỉ một tuần để đảm bảo hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng cây mú từn

  • Về liều lượng: Nếu dùng dược liệu để ngâm rượu thì nên ngâm với lượng phù hợp tránh tình trạng nồng độ dược chất quá cao. Nếu cơ thể mẫn cảm và dị ứng với dược liệu này tuyệt đối không nên sử dụng vì dễ bị ngộ độc.
  • Dùng kết hợp với các loại thuốc khác: Không nên sử dụng dược liệu mú từn khi đang uống thuốc vì chúng có sự tương tác với nhau.
  • Nếu có tiền căn xuất huyết tiêu hoá thì tuyệt đối không nên sử dụng rượu mú từn.
  • Mặc dù trước đây loại thảo dược này có hoạt chất sinh học có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan. Nhưng đừng thay thế thuốc hạ đường huyết bàng thảo dược.

Nếu bạn có nhu cầu gia công thực phẩm chức năng từ dược liệu mú từn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *