Củ cỏ gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Củ gấu có tác dụng gì?

Cây cỏ gấu hay còn được gọi là cây cỏ cú là loại thảo dược mọc hoang ở nước ta có tác dụng khá tốt để điều trị bệnh trong đông y. Cây cỏ gấu có tác dụng chữa đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt, sa trực tràng, rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày,… Cây cỏ gấu là cây gì? Cây cỏ gấu có tác dụng gì? Củ cỏ gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Cây cỏ cú chữa bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng củ cỏ gấu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.

Cây cỏ gấu là cây gì?

Cây cỏ gấu thuộc họ cói Cyperaceae, có tên khoa học là Cyperus rotundus L. Bên cạnh đó, cây cỏ gấu còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây cỏ cú, cây hương phụ, củ gấu vườn, củ gấu biển, hải dương phụ, sa thảo,…

Hình ảnh cây cỏ cú

Củ gấu ngâm rượu có tác dụng gì?
Củ gấu ngâm rượu có tác dụng gì?
  • Cây cỏ gấu là loại cây thân thảo sống lâu năm có thân rễ nằm dưới đất, phát triển thành củ hình thoi dài 2 – 4cm, đường kính 0.5 – 1cm. Vỏ ngoài của củ có màu nâu đen hoặc nâu thẫm, nhiều đốt, trên đốt có lông, bên trong có hạt màu nâu nhạt, có mùi thơm, từng củ mọc lên thân ký sinh, thân nhẵn hình ba cạnh.
  • Hoa mọc thành chùm ở đỉnh, phân bố tập trung thành ngù, mỗi bông có trục nhẵn gồm có 3-20 hoa nhỏ. Mỗi hoa mọc ở kẽ của mỗi lá bắc gọi là vảy, có hình trái xoan màu nâu đỏ, đặc biệt hoa không có tràng hoa và đài hoa, nhị hoa có 3 ô. Bao phấn hình dải, bầu thượng, 1 ô, 1 noãn, vòi nhuỵ có hình dạng dài như sợi chỉ.
  • Quả bế có màu đen hoặc hơi đen, quả có 3 cạnh, mỗi quả có chứa 1 hạt.

Cây cỏ gấu có hai loại với đặc điểm cụ thể như:

  • Cây hương phụ vườn: Loại này là loại thân cỏ cao 20 – 30cm với các lá hẹp, dài, có bé còn hoa mọc thành tán xoè và quả có màu xám. Phần rễ phình to thành củ có nhiều đốt, có lông, màu xám đen, cắt ngang củ sẽ thấy phần vỏ màu xám nhạt, trụ giữa có màu xám đen.
  • Cây hương phụ biển: Loại này có thân rễ mảnh, có vảy, phình lên ở gốc thành củ có màu đen, thân cao 15 – 30cm, có 3 cạnh lá rộng 2 – 3mm. Hoa mọc thành cụm có 2 – 3 lá bắc dài, tia ngắn, bông chét nâu, không có mùi. Phần củ rễ phình to có màu nâu hoặc nâu sẫm, khi cắt đôi củ sẽ thấy phần vỏ có màu hồng nhạt còn trụ giữa có màu nâu sẫm.

Vị thuốc có dạng hình thoi, dài và kích thước khoảng 2 x 1 cm. Bên ngoài dược liệu có màu nâu đen, có dấu vết của rễ con, nhiều. Khi cắt ngang phần củ này sẽ có lớp biểu bì mỏng, mô mầm màu hồng nhạt, đặc biệt khi ngửi dược liệu có mùi thơm đặc trưng, khi nếm có vị hơi đắng và hơi ngọt.

Khu vực phân bố – Củ cỏ gấu ngâm rượu có tác dụng gì? 

Cây cỏ cú mọc nhiều ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Indonesia.

Ở nước ta, cây cỏ gấu là loại cây ưa sáng, chịu nắng, chịu hạn tốt, cây có khả năng phát triển mạnh trên nhiều loại đất khác nhau, kể cả đất cát ven biển.

Cây cỏ gấu là một loại cỏ dại vì nó có tác dụng không tốt đối với cây trồng. Hơn nữa, chỉ cần một mẫu rễ nhỏ là cây có thể phát triển, vì vậy rất khó để tiêu diệt loại cỏ này.

Thu hái, chế biến – Củ cỏ gấu ngâm rượu có tác dụng gì?

Người ta thường sử dụng phần củ rễ để làm thuốc chữa bệnh, khi sử dụng có thể dùng sống sắc hoặc ngâm rượu, tán bột. Đem dược liệu loại bỏ lông và tạp chất, sau đó nghiền nát hoặc cắt thành từng lát mỏng, dược liệu được bào chế bằng các cách sau:

  • Lấy 1kg củ gấu và chia làm 4 phần: một phần 250g ngâm rượu 40%, giấm 200ml (5%), nước tiểu trẻ em, nước muối 15%. Thời gian ngâm thuốc khác nhau tuỳ theo mùa trong năm, thời tiết càng lạnh thì thời gian ngâm càng lâu. Ví dụ mùa hè nóng thì ngâm 1 ngày 1 đêm hoặc mùa đông thì ngâm 7 ngày 7 đêm. Sau đó, đem phơi hoặc sao khô cho các vị thuốc từng phần và trộn đều cả 4 phần.
  • Ngoài ra, dân gian còn sử dụng hương phụ thất chế.
  • Lấy dược liệu trộn với trấu, sau đó giã sao cho loại bỏ hết rễ con là sử dụng được.
  • Đem dược liệu phơi khô, sao cháy đen tồn tính, hạ thổ, để nguội rồi tán thành bột được gọi là sao thán.
  • Đem dược liệu cắt mỏng rồi ngâm vào giấm, ủ qua đêm, rồi đem lên bếp sao vàng và phơi khô, cứ 10 kg dược liệu thì cần 2 lít giấm.

Tác dụng dược lý – Củ cỏ gấu ngâm rượu có tác dụng gì?

Trong đông y củ có gấu ngâm rượu có tác dụng gì?

Theo đông y, cỏ cú có hơi ngọt, hơi đắng, tính bình nên được quy vào 2 kinh can và tam tiêu. Cỏ cú có tác dụng chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, viêm tử cung mãn tính, ăn uống kém, tiêu hoá kém, ung nhọt độc sưng đau,…

Trong y học củ gấu ngâm rượu có tác dụng gì?

Cây hương phụ có chứa nhiều thành phần hoá học phong phú như có 0.3 – 2.8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ đặc biệt. Ngoài ra phần tinh dầu gồm 32% cyperen, 49% rượu cyperola, phenol, axit béo,…

  • Ức chế co bóp tử cung: Dựa trên thí nghiệm trên động vật cho thấy củ gấu có khả năng làm giảm căng thẳng của tử cung bằng cách ức chế các cơn co thắt – Theo Tạp chí Trung Hoa tập 1 năm 1935.
  • Điều hòa kinh nguyệt: Tinh dầu chiết xuất từ củ gấu có hoạt tính nhẹ của hormon nữ nên được sử dụng để điều hoà kinh nguyệt.
  • Giảm đau: Các nhà nghiên cứu đã chứng minh tác dụng này vào năm 1959 sau khi thí nghiệm trên chuột lang.
  • Cường tim và hạ áp: Cồn chiết xuất từ củ gấu có tác dụng ức chế trực tiếp cơ trơn hồi tràng.
  • Kháng khuẩn: Tinh dầu củ gấu có khả năng ức chế trực khuẩn lỵ Sonner, tụ cầu khuẩn vàng và một số loại nấm khác.
  • Kháng viêm, giảm đau: Cồn chiết xuất từ củ gấu có tác dụng kháng viêm , giảm đau, giải nhiệt nhẹ và còn có tác dụng an thần đối với trung khu thần kinh.
  • Suy nhược hệ thần kinh trung ương.

Những bài thuốc chữa bệnh từ củ gấu

Chữa ăn không ngon, rối loạn tiêu hoá

Lấy 6g cỏ cú, 6g chỉ thực, 10g phục linh, 10g bạch truật, 10g trần bì, 10g bán hạ, 10g sinh khương, 10g hậu phác, 5g mộc hương, 5g hoắc hương, 3g sa nhân, 3g cam thảo và 5 quả táo, đem các dược liệu sắc uống hết trong ngày.

Chữa viêm tử cung mãn tính, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh

Lấy 20g cỏ cú, 15g nhân trần, 15g ích mẫu và 10g ngải diệp, đem các dược liệu nấu cùng với 500ml nước, đến khi nước cạn còn 150ml thì tắt bếp, mỗi ngày uống 1 thang sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện.

Chữa đau dạ dày – Củ cỏ gấu ngâm rượu có tác dụng gì? 

Lấy 6g cỏ cú, 6g trần bì, 6g chỉ xác, 8g thanh bì, 12g sài hồ và 12g rau má. Đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hoặc lấy 12g có cú, 12g khổ sâm, 12g rau má, 12g chỉ xác, 12g thanh bì, 12g bồ công anh, 16g lá khôi, 16g rau má và 8g ngải cứu, đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.

Hoặc lấy 12g cỏ cú, 12g ô dược, 12g ngải cứu, 12g tô mộc, 12g bồ công anh, 6g hồng hoa và 6g uất kim, sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa mộng tinh lâu ngày không khỏi

Lấy 500g hương phụ ngâm trong nước vo gạo trong một đêm và bỏ rễ, sau đó đem ngâm trong nước muối, đồng tiện, rượu, nước muối và nước đậu đen trong một đêm. Tiếp đó đem sấy khô rồi đem 180g phục linh tán thành bột mịn, hoà cùng với mật ong vo thành viên hoàn, mỗi viên 10g, mỗi ngày uống 1 viên với nước muối pha loãng vào buổi tối.

8 thoughts on “Củ cỏ gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Củ gấu có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *