Củ gừng gió có tác dụng gì? Công dụng của gừng gió trong chữa bệnh

Trong dân gian, củ gừng gió là vị thuốc quý được xem như một loại thảo dược chữa bách bệnh với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ.  Đây là loài cây mọc hoang khá phổ biến trong tự nhiên, chúng rất dễ bị nhầm lẫn với các cây ngải, nghệ vàng, nghệ đen, riềng,… Vị thuốc gừng gió được dùng chữa cảm lạnh, đau nhức xương khớp, đau xương khớp chậu, máu nhiễm mỡ, mắc chứng suy dinh dưỡng, thiếu máu, ăn không tiêu, ăn không ngon miệng, viêm gan, xơ gan, hỗ trợ điều trị ung thư,… Vậy cây gừng gió là cây gì? Cây gừng gió có tác dụng gì? Cây gừng gió chữa bệnh gì? Cây gừng gió có ăn được không? Để hiểu rõ hơn về công dụng của cây gừng gió, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật về mọi vấn đề thắc mắc của các bạn.

Cây gừng gió là cây gì?

Cây gừng gió thuộc họ gừng Zinbeberaceae, người ta thường gọi gừng gió với tên khoa học là Zingber zerumbert sm. Ngoài ra, cây gừng gió còn được gọi là cây riềng gió, riềng dại, ngãi xanh, ngải mặt trời, khinh keng,…

Củ gừng gió có tác dụng gì?
Củ gừng gió có tác dụng gì?

Cây gừng gió có thân mọc thẳng và khi trưởng thành hoàn toàn có chiều cao từ 1m đến 1,3m, có màu xanh lam hoặc tím

Phần rễ phát triển thành củ chia thành nhiều đoạn khác nhau, khi còn non củ có màu vàng, mùi thơm nhẹ, sau khi già củ sẽ phình to có màu trắng, vị hơi đắng, phần củ có rất nhiều công dụng, củ càng già, càng to chắc, phần ruột củ có màu vàng đậm.

Lá cây gừng gió có màu xanh diệp, mọc so le nhau, không có cuống, ôm sát thân, các mép lá hơi cong và gợn sóng. Mặt trên lá nhẵn bóng màu nhạt hơn,  mặt dưới có  màu đạm hơn mặt trên và được bao phủ bởi lớp lông mịn.

Hoa mọc thành cụm hình trứng, mọc trực tiếp từ thân rễ sau khi mọc lá, hoa mọc thành đài dài màu đỏ sẫm. Khi còn non hoa khá đẹp có màu xanh lục và khi già sẽ chuyển sang màu đỏ. Tràng và đài hoa có màu trắng, cánh hoa và môi có màu vàng nhạt.

Quả hình bầu dục, bên trong có hạt màu đen, áo hạt mềm, màu trắng.

Thời kỳ ra hoa vào tháng 5, kết quả vào tháng 6.

Tuy củ gừng gió không phải là dược liệu quý hiếm nhưng chúng rất khó để tìm mua.

Khu vực phân bố

Theo các nhà thực vật học cho biết, cây gừng gió là loại cây mọc hoang có nguồn gốc từ châu Á. Vì vậy chúng ta dễ dàng tìm thấy ở Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Philipin,…

Ở nước ta, cây gừng gió rất dễ sinh tồn, ở những địa điểm, khu vực có khí hậu ẩm ướt, các con suối hoặc bìa rừng và trong rừng là nơi xuất hiện của loại cây này. Củ gừng gió mọc nhiều ở các khu rừng phía Tây Bắc như Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Vĩnh Phúc,…

Đây là loại cây mọc hoang, được bắt gặp nhiều nơi trong rừng, ngày nay đã có nhiều người trồng làm thuốc hoặc trồng làm cây cảnh vì hoa cây gừng gió khi già màu hồng đỏ trông rất bắt mắt.

Cây gừng gió được trồng ở nhiều nơi, tuy nhiên quê hương của cây gừng gió là vùng đất Tây Trà ở Quãng Ngãi, cây gừng gió Tây Trà có hương vị rất đặc biệt và mang đậm dấu ấn nơi đây

Thu hái, chế biến

Người ta thường dùng phần củ hoặc phần lá gừng gió để làm thuốc chữa bệnh những chủ yếu là dùng phần củ.

Củ gừng gió sau khi đào về đem rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất. Sau đó, cắt thành từng lát mỏng và đem phơi nắng hoặc sấy khô, cho vào túi kín để làm thuốc. Ngoài ra, nếu nguồn dược liệu dồi dào có thể dùng trực tiếp ở dạng tươi.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu cho thấy trong gừng gió có hàm lượng tinh dầu chiếm 13%, bao gồm cac dược chất như nhựa cây, chất dầu béo, monoterpen và sesquiterpen.

Ngoài ra dược liệu còn có chứa monocyclic sesquiterpene xeton, humulen và zerumbon.

Tác dụng dược lý – Củ gừng gió có tác dụng gì?

Trong đông y củ gừng gió trị bệnh gì?

Theo đông y, củ gừng gió có vị đắng, cay nhẹ, tính ấm nên được quy vào các kinh phế, tỳ và vị. Vị thuốc gừng gió được dùng để kích thích hệ tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt, da dẻ hồng hào, bồi dưỡng sau sinh, chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu, tiêu đờm, giảm đau, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng kinh, ứ kinh, rong kinh, chữa hăm da, phát ban,thải độc,…

Thời tiết thay đổi rất dễ bị cảm lạnh, vì vậy bạn chỉ cần dùng gừng giã nhỏ như một biện pháp an toàn rất tốt.

Phụ nữ bị rong kinh cũng có thể sử dụng vị thuốc này và đây là một phương án an toàn mà mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, gừng gió còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu và các bệnh về xương khớp như đau khớp xương chậu,…

Gừng gió được biết đến với công dụng giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và những ai mắc phải chứng ợ chua, ăn uống khó tiêu.

Củ gừng gió sẽ giúp thúc đẩy những đối tượng cảm thấy ngon miệng hơn khi mắc bệnh suy dinh dưỡng. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ của dược liệu cũng được cải thiện đáng kể, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Nếu tay chân lạnh và thường xuyên có cảm giác tê mỏi thì công dụng làm ấm của gừng gió sẽ phát huy  tác dụng rất tốt.

Trong y học gừng gió có tác dụng gì?

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Cây gừng gió giúp tăng cường hệ thống miễn dịch ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh trong những tháng mùa đông. Thảo dược này rất giàu kẽm, magiê, crôm, kích thích tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể, giảm mồ hôi nhiều và sốt.

Ngăn ngừa ung thư – Gừng gió có tác dụng gì?

Củ gừng gió có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu cho thấy rằng gừng gió có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư đại trực tràng và đồng thời có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Ngoài ra, dược liệu còn ngăn ngừa các loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư da, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy và  ung thư tuyến tiền liệt.

Phòng ngầu và điều trị sỏi mật

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Nhật Bản cho biết, một số chất trong củ gừng gió có khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin (chất gây ra sỏi mật). Khi có quá nhiều prostaglandin trong cơ thể, lượng muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể tăng lên. Muxin có thể kết hợp với ion bilirubin và ion canxi trong dịch mật để tạo thành sỏi mật trong mật.

Những người bị sỏi mật hoặc có nguy cơ mắc bệnh nên thường xuyên dùng gừng gió hoặc một số chế phẩm được làm từ gừng gió để phòng và điều trị bệnh.

Giảm viêm và giảm đau

Gừng gió được nhiều người biết đến với công dụng kháng viêm, giảm đau. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng gừng gió có hiệu quả tương đương với các loại thuốc giảm đau thông thường, giúp giảm đau nửa đầu, đau lưng, đau cơ, đau khớp. Trà gừng gió là thức uống phổ biến giúp giảm đau đầu, dễ ngủ và cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Điều trị các bệnh về hô hấp

Nhờ đặc tính kháng histamine nên dược liệu có tác dụng chữa dị ứng, giúp kích thích tiết chất nhầy và ức chế co thắt đường thở. Gừng gió đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc tự nhiên chữa cảm cúm, cảm lạnh, ho, viêm mũi họng,…

Kích thích mọc tóc – Gừng gió có tác dụng gì?

Tinh dầu gừng gió rất hiệu quả cho tóc và da đầu, khi dùng dầu gội với vài giọt gừng gió sẽ làm giảm lượng gàu trên da đầu. Ngoài tác dụng giảm tác dụng của gừng gió đối với da đầu, gội đầu bằng gừng gió còn có tác dụng kích thích mọc tóc. Với cách này giúp tóc dày hơn, da đầu bóng mượt và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó khoa học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng của cây riềng gió:

  • tinh dầu Monoterpenes có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, kháng khuẩn
  • Arylbutanoid chống viêm, giảm đau
  • Trong các dẫn xuất của curcumin chống oxy hóa, kháng khuẩn
  • Zerumbone có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do được sinh ra bởi các protein ở thời kỳ tiền nhiễm và hoạt chất này còn giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Bên cạnh đó, hợp chất có hoạt tính sinh học chính của dược liệu là Zerumbone – Đây là một hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư mạnh mẽ, chống lại 10 loại ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư vú và ung thư gan. Chính vì vậy, cách đây gần 20 năm, Zerumbone đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt là các nhà khoa học ở Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Những bài thuốc chữa bệnh từ gừng gió

Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan

Lấy 100g củ gừng gió tươi, rửa sạch, cắt mỏng, sắc với 500ml trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn 1 chén thì uống lúc 10 giờ và buổi chiều cũng cũng thực hiện sắc thuốc như trên uống lúc 16 giờ. Khi uống xong, bụng hơi khó chịu, cảm thấy muốn đi vệ sinh, khi đi đại tiện sẽ nhạt như màu cà phê và có mùi hôi là đã có tác dụng.

Chữa đau dạ dày – Gừng gió có tác dụng gì?

Lấy một củ gừng gió tươi gọt vỏ rồi rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào lý nước ấm uống từng ngụm nhỏ cho đến hết, có thể cho thêm ít đường cho dễ uống và nên dùng thường xuyên vào buổi tối.

Hoặc có thể lấy củ gừng gió tươi rửa sạch, để cả vỏ và cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào ly thủy tinh. Tiếp đó đổ giấm ăn vào ngập gừng gió và ngâm khoảng 1 tuần rồi đậy kín nắp, trong quá trình ngâm nên để nơi khô ráo, thoáng mát hoặc có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày ăn 3 – 4 lát riềng gió hoặc ăn khi có cơn đau dạ dày, khi áp dụng đều đặn và thường xuyên sẽ thấy hiệu quả.

Hoặc có thể lấy 1 củ riềng gió, 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 quả chanh. Đem riềng gió giã nát, ép lấy nước cốt, tiếp đó cho vào nước cốt gừng gió 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh, khuấy đều uống vào mỗi buổi sáng và kiên trì sử dụng đều đặn sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

Chữa bệnh mỡ trong máu ở nam giới

Lấy 20g củ gừng gió đã cắt sợi, 10g gừng gió băm nhuyễn, 30g nấm bào ngư, 30g mộc nhĩ, 10g táo đỏ khô và 1 tai nấm tuyết. Đem các dược liệu nấu với 1 lít nước sôi, nấu trong 15 phút, chia làm từng phẩn nhỏ ăn trong ngày, 3 ngày ăn 1 lần, thực hiện liên tục 10 lần, ăn đều đặn sẽ thấy hiệu quả.

Chữa đau nhức khớp xương chậu

Lấy 50g gừng gió cắt nhuyễn thành sợi, 50g gạo lứt đem rang vàng sẫm, 20g ngải cứu cắt nhuyễn thành sợi, 20g hành củ, 15g hành lá cắt nhỏ, 200g lươn đã được sơ chế nhưng không bỏ đuôi ướp gia vị. Sau đó đem nấu với 800ml nước đến khi còn 300ml thì chia làm 2 phần ăn, cách 2 ngày thì ăn 1 lần và ăn liên tục 15 lần. Bài thuốc này có thể áp dụng cho phụ nữ có tiền mãn kinh thường bị nhức mỏi tay chân, nhức nửa đầu và đau bụng.

Chữa khó tiêu – Gừng gió có tác dụng gì?

Lấy 50g gừng gió giã nhuyễn, 30g bầu non và 1 trái chanh muối, đem các dược liệu đun sôi cùng với 200ml nước trong khoảng 15 phút thì chắt lấy nước uống.

Chữa rong kinh ở phụ nữ sau sinh – Gừng gió có tác dụng gì?

Phụ nữ sau sinh thường cơ thể rất yếu, nhiều chị em bị rong kinh, rong huyết dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, được thực hiện bằng cách lấy 10g củ gừng gió, 10g hoa khoai mỡ và 5g lá khoai mỡ. Đem các dược liệu rửa sạch rồi sắc với 5 chén nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn một nửa thì ngưng. Chia làm 2 phần uống trong ngày, nên uống khi còn ấm, áp dụng liên tục 7 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Những lưu ý khi sử dụng gừng gió

  • Riềng gió có cay nóng nên không thích hợp cho những người bị cảm lạnh, trúng nắng.
  • Người bệnh đau dạ dày khi áp dụng bài thuốc từ riềng gió cần tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không nên dùng dược liệu lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng.
  • Gừng gió khi bị dập nát tuyệt đối không nên sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng gừng gió để chữa bệnh đau dạ dày, nếu phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Hiệu quả của gừng gió tươi và trà gừng gió chữa đau dạ dày còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người.
  • Ngoài cách chữa đau dạ dày bằng gừng gió, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt của mình, chế độ ăn cần phù hợp, ăn nhiều rau xanh, thức ăn mềm, ăn đúng giờ. Tránh thuốc lá, rượu bia, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn có vị chua cay,… Ra khỏi chế độ trong bữa ăn hàng ngày. Người bệnh cũng cần giữ tinh thần lạc quan, phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý, để dạ dày nhanh hồi phục.

12 thoughts on “Củ gừng gió có tác dụng gì? Công dụng của gừng gió trong chữa bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *