Gluten có lợi ích và tác hại gì cho sức khỏe

Gluten là một thành phần rất phổ biến trong nhiều loại thực phẩm và đồ ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ gluten là gì, có lợi ích như thế nào? Tại sao lại phổ biến như vậy? Gia công thực phẩm chức năng DOM Healthcare sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Gluten là gì?

Được biết đến gluten là một loại protein chính có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau. Đây là tập hợp lớn của hàng trăm loại protein riêng biệt có mối quan hệ với nhau, trong đó quan trọng và chủ yếu hơn cả là gliadin và glutenin. 

Gluten là gì?

Loại protein có chứa trong lúa mạch đen chính là secalin, trong lúa mạch bình thường là hordein, trong yến mạch là avenis… Trong đó, gliadin và glutenin là đại diện của các protein thực vật không tan trong nước. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chiết tách chúng bằng ethanol ngậm nước. 

Khi phân chia ta có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa theo nhiều yếu tố. Chúng bao gồm: lưu huỳnh, khối lượng phân tử… Thậm chí là các thành phần phân chia sâu hơn như: alpha, beta, gamma, và omega (α, β, γ, và ω) 

Mỗi một protein thuộc trong nhóm gluten sẽ lại được liên kết bởi sức mạnh lực cộng hóa trị cùng một số lệnh khác. Trên thực tế, chất này vừa là một loại chất vừa có lợi vừa có hại cho mọi người. Những thông tin tiếp dưới sẽ cho bạn thấy sự lợi ích của loại chất này.

Gluten có công dụng gì đối với sức khỏe?

Nếu như cơ thể bạn bình thường và không có triệu chứng không tiếp nhận gluten thì loại chất này rất có lợi. Cụ thể những lợi ích của nó như sau:

Để có được vị ngon của lúa mì, lúa mạch thì đều là nhờ gluten. Cho nên, khi chế biến, loại bỏ gluten, các nhà sản xuất cần có thêm chất béo, đường và muối để bù cho hương vị đã mất. 

Công dụng của Gluten đối với sức khỏe

Đồng thời, đây cũng còn là một chất có lợi cho việc kiểm soát triglyceride và huyết áp của mọi người. Hàm lượng tinh bột có trong lúa mì sẽ hỗ trợ các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm. Đối với người khỏe mạnh, nếu như không bổ sung trong liền 1 tháng thì tỷ lệ lợi khuẩn sẽ bị giảm đi một cách đáng kể.

Chính vì vậy, chỉ thật sự có hại đối với một số đối tượng là người bị dị ứng với gluten. Còn với những người bình thường, khi tiếp thu được gluten sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể. 

Còn với những người có chế độ ăn cần tránh gluten thì bạn có thể áp dụng các cách vô cùng đơn giản. Ví dụ như: tăng cường các loại ngũ cốc nguyên cám, bạn có thể thay thế lúa mì bằng các loại ngũ cốc khác (hạt kê, bắp ngô, diêm mạch hay óc chó, điều, hạt dẻ…

Những loại thực phẩm có chứa gluten phổ biến

Để bổ sung hoạt chất này cũng rất đơn giản, bạn có thể tìm thấy chúng trong các loại thực phẩm toàn phần và chế biến như:

  • Trong các loại ngũ cốc như: lúa mạch, lúa mì, lúa mì đen, tấm lúa mì, lúa mì cứng, lúa mì nứt, mầm lúa mì…
  • Trong các loại đồ ăn, đồ uống khác như: giấm mạch lúa, mạch nha lúa mạch, nước sốt hoặc nước sốt đặc với bột, bia, khoai tây chiên, 1 số loại rượu vang…

Do chất này hay được dùng trong việc sản xuất thực phẩm, cho nên không phải lúc nào cũng hiện rõ loại thực phẩm nào có chứa gluten. Có nhiều doanh nghiệp dùng chung thiết bị với thực phẩm chứa gluten. Cho nên, kể cả thực phẩm không có cũng có thể bị nhiễm gluten khi chế biến.

Gluten có ở đâu?

Gluten không nên dùng cho những đối tượng nào?

Theo nghiên cứu, không phải bất cứ ai cũng cần bổ sung. Đối với những người mắc các căn bệnh dưới đây thì cần kiêng gluten để bảo vệ sức khỏe:

Bệnh Celiac 

Căn bệnh này còn được gọi là bệnh không hấp thu gluten, là một bệnh tự miễn của hệ tiêu hóa. Với người bệnh, khi dung nạp gluten, hệ miễn dịch hủy hoại lớp niêm mạc ở ruột non sẽ được kích hoạt. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể dần mất chất dinh dưỡng.

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Căn bệnh này có thể dẫn đến các triệu chứng như chuột rút, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, táo bón. Với người bị mắc bệnh này thì nên ăn theo chế độ không gluten để làm giảm bớt các triệu chứng bệnh.

Lưu ý khi sử dụng Gluten

Nhạy cảm với gluten, nhưng không phải bệnh Celiac

Mặc dù cũng có những triệu chứng giống bệnh Celiac nhưng nhiều người lại không phải là mắc bệnh này. Đối với những trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc áp dụng chế độ ăn không có gluten. Sau 1 thời gian, nếu như các triệu chứng giảm đi đồng nghĩa với việc nên duy trì chế độ ăn này.

Dị ứng lúa mì

Có nhiều người bị dị ứng với các loại protein có trong lúa mì, nên với họ chế độ ăn không chứa gluten hoặc lúa mì sẽ rất thích hợp.

Đó là những thông tin cơ bản về gluten, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Hãy liên hệ với gia công thực phẩm chức năng DOM Healthcare để được tư vấn cụ thể hơn với tình trạng sức khỏe của mình nhé!

3 thoughts on “Gluten có lợi ích và tác hại gì cho sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *