Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ tay nếu không điều trị sớm có thể để lại nhiều vấn đề. Chỉ một số ít người bệnh có thể tự khỏi ở giai đoạn đầu, còn lại nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể trở nặng gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người bệnh.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng dây thần kinh nằm giữa ống cổ tay bị chèn ép gây ra tình trạng đau nhức và tê ngứa. Khi mắc phải hội chứng này, bàn tay gần như không cầm nắm được đồ vật. Tình trạng chèn ép ống cổ tay có thể xảy ra ở cả 2 tay hoặc chỉ ảnh hưởng 1 bên cổ tay.

Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể do diện tích ống cổ tay của nữ hẹp hơn. Ngoài ra, di truyền cũng là yếu tố nguy cơ khiến mức độ mắc bệnh lý này có sự chênh lệch giữa các dân tộc.

Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng ống cổ tay bao gồm: tê, đau bàn tay, có cảm giác như châm chích chủ yếu ở ngón tay, cảm thấy cơn đau lan lên cánh tay, vai. Dưới đây là những triệu chứng và dấu hiệu cụ thể:

Ngứa hoặc tê

Bạn sẽ cảm thấy ngứa ran và tê ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Ngón út thường ít chịu ảnh hưởng bởi hội chứng ống cổ tay.

Đau nhức

Người bệnh thường có cảm giác đau nhức như luồng điện chạy qua những ngón tay rồi lan đến cổ tay và cánh tay. Mức độ đau nhức và tê tăng lên khi dùng điện thoại, lái xe, đánh máy tính…

Tay bị yếu

Bàn tay người bệnh trở nên yếu và không cảm nhận rõ ràng những thứ tiếp xúc, dễ làm rơi đồ và thường gặp khó khăn trong các hoạt động đơn giản như cầm nắm đồ vật, buộc dây giày, thắt cà vạt, bấm điện thoại, lái xe…

Thêm vào đó, cơn đau cũng là tác nhân khiến người bệnh mất ngủ triền miên dẫn đến suy nhược cơ thể và luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi.

Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay

Ống cổ tay bảo vệ dây thần kinh giữa, được cấu thành từ dây chằng ngang và xương cổ tay. Do cấu trúc này tương đối vững chắc và không thay đổi diện tích nên dây thần kinh là đối tượng chịu tổn hại nhiều nhất khi gặp phải các yếu tố như:

  • Bệnh lý mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, viêm khớp, suy thận, rối loạn tuyến giáp
  • Chấn thương cổ tay như gãy xương, phình dây chằng, trật khớp…
  • Hiện tượng giữ nước ở phụ nữ mãn kinh hoặc mang thai
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc đặc trị ung thư như ung thư vú…
  • Béo phì gây áp lực lên ống cổ tay
  • Cổ tay bị căng thẳng và cố định bởi các hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần như gõ bàn phím, chơi đàn piano…
  • Lối sống thiếu khoa học như thường xuyên hút thuốc lá, lười vận động… 

Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Dựa vào mức độ đau, tê và yếu ở cổ tay cùng các ngón tay, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị bao gồm phẫu thuật và không phẫu thuật:

Điều trị không phẫu thuật

  • Uống hoặc tiêm thuốc giảm đau chống viêm
  • Nẹp giữ cổ tay, nhất là vào ban đêm
  • Tiêm thuốc giảm đau vào ống
  • Tập trung chữa trị các bệnh lý như tiểu đường hoặc viêm khớp 
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau tay

Điều trị phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật hội chứng ống cổ tay là giải phóng dây thần kinh bằng cách cắt dây chằng ngang cổ tay. Điều này giúp loại bỏ tận gốc cơn đau nhức và tê buốt ở tay. Người bệnh có thể lựa chọn giữa phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Theo các chuyên gia, phẫu thuật nội soi ít đau và nhanh hồi phục hơn so với phẫu thuật mở bởi vết thương nhỏ. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bệnh nhân ưu tiên mổ nội soi để rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ hậu phẫu.

Cách phòng tránh nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được hội chứng ống cổ tay bằng cách:

  • Có chế độ ăn uống kết hợp cùng với chế độ sinh hoạt phù hợp
  • Giữ ấm cho bàn tay nếu làm việc trong môi trường lạnh
  • Tránh gây cứng khớp và đau tay khi lao động nặng
  • Để cơ bắp có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn
  • Thường xuyên xoa bóp để tăng tưới máu cho các nhóm cơ vùng vai, cổ và tay
  • Rèn luyện thể dục thể thao đúng cách
  • Ăn những loại thức ăn có chứa nhiều Vitamin, đặc biệt là vitamin B6
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá, các loại hạt, đậu giúp bồi bổ thần kinh
  • Hạn chế ăn những loại đồ ăn quá mặn, quá ngọt, thực phẩm có tính axit…
  • Ngồi làm việc đúng tư thế và thỉnh thoảng nên thay đổi tư thế và đứng lên vận động nhẹ nhàng

Lời kết

Mong rằng thông qua những thông tin mà DOM Healthcare chia sẻ, bạn đã có thêm hiểu biết về hội chứng ống cổ tay để có thể phòng tránh và chọn được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. 

Một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau nhức do hội chứng đau nhức ống cổ tay đó là sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng uy tín, đảm bảo chất lượng. 

DOM Healthcare luôn sẵn sàng hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất, gia công sản phẩm thực phẩm chức năng với giá thành phải chăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2 thoughts on “Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *