Hợp hoan bì có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ hợp hoan bì

Hợp hoan bì là vỏ của cây hợp hoan, là vị thuốc quý có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được dân gian sử dụng để điều trị các triệu chứng mất ngủ, lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh,… Vậy cây hợp hoan bì là gì? Hợp hoan bì có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về tác dụng của vỏ cây hợp hoan bì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cây hợp hoan là cây gì?

Cây hợp hoan thuộc họ Đậu Fabaceae, có tên khoa học là Albizia julibrissin Durazz. Ngoài ra, cây hợp hoan còn được gọi với nhiều tên gọi khác như hợp hoan hoa, dạ hợp thụ bì, mã anh hoa, nhung hoa thụ, manh cát bì, thanh thường bì,…

Hình ảnh cây hợp hoan bì

Hợp hoan bì có tác dụng gì?
Hợp hoan bì có tác dụng gì?

Hợp hoan bì là loại cây thân gỗ sống lâu năm, cây trưởng thành có chiều cao lên tới 16m. Thân cây phân chia thành nhiều cành nhỏ có góc cạnh.

Lá hợp hoan mọc đối xứng nhau thuộc dạng lá chét hình lông chim 2 lần giống như lá phượng. Lá to, màu lục sáng, có cuống chung dài tới 24-30 cm. Mỗi lá có 8-12 cặp cuống lá dài 10-15 cm, mỗi cuống lá có 14-30 cặp lá chét phụ hẹp hơn, dài 0-12 mm và rộng 1-4 mm, gốc không cân xứng, hình lưỡi liềm hơi cắt ngang. Lá nhẵn không có lông, cuống dài 6-7 mm, có tuyến ở nửa dưới, các lá chét thường khép lại vào ban đêm.

Hoa thường mọc ở đầu cành mới, xếp thành hình xim, hoa có màu hồng trắng, đài hoa có hình ống dài, cuống cụm hoa hình đầu 3 – 4cm. Hoa có cả nhị đực và nhị cái, nhưng nhị đực chiếm số lượng nhiều hơn, nhị, chỉ nhị dài 3cm. Hoa hợp hoa nhìn giống hoa mắc cỡ nhưng có nó có kích thước to và đẹp hơn nhiều.

Quả hợp hoan dẹt, mỏng, rủ xuống, màu nâu đỏ, dài 9-15cm, rộng 3-3.5cm, mỗi quả chứa khoảng 10 hạt. Cây hợp hoan thường ra hoa vào khoảng tháng 6-7 và ra  quả vào tháng 9-11 hàng năm.

Mô tả dược liệu

Vị thuốc hợp hoan bì có hình ống hoặc hình máng với chiều dài 60 – 70cm, dày khoảng 0.15 – 0.35cm. Mặt ngoài dược liệu có màu nâu tro với dày đặc những nốt màu đỏ nâu, nốt đốm hoa, có vân nhăn dọc và có màu đen hình phiến. Mặt trong dược liệu có màu trắng vàng, phẳng, trơn và có nhiều vân dọc. Chất cứng giòn, dễ bẻ gãy, mặt cắt có màu trắng vàng, nhiều xơ giống như miếng gai, khi nếm có vị chát, hơi đắng, ngọt cảm giác hơi se, hăng ở cổ họng và có mùi thơm nhẹ.

Khu vực phân bố

Cây hợp hoan có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng được trồng phổ biến ở các tỉnh Giang Tô, Hà Nam, Hà Bắc, Phúc Kiến, Hồ Bắc. Cây này thường được trồng để làm cây cảnh, lấy bòng mát vì cây cao lớn và có hoa đẹp, tuy nhiên ở nước ta ít thấy loại cây này.

Thu hái, chế biến – Hợp hoan bì có tác dụng gì?

Người ta thường sử dụng vỏ cây hợp hoan thường được thu hoạch quanh năm, người dân thường chọn những cây già để làm thuốc chữa bệnh vì những cây già có chất lượng thuốc tốt hơn.

Dược liệu tươi sau khi thu hoạch về thường được rửa sạch rồi đem phơi khô, sau đó cạo bỏ lớp vỏ rêu sần bên ngoài  hoặc có thể đem dược liệu sao vàng và bảo quản dùng dần.

Dược liệu hợp hoan bì cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi nước đọng, ẩm thấp sẽ làm hư hại, cũng như làm ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.

Tác dụng dược lý – Hợp hoan bì có tác dụng gì?

Trong đông y hợp hoan bì có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình nên được quy vào 4 kinh can, tâm, phế và tỳ. Vị thuốc hợp hoan bì có chứa thành phần hóa học chính là hoạt chất Saponin. Dược liệu này được sử để điều trị các bệnh lý sau:

  • Điều trị rối loạn lo âu, sầu muộn
  • Suy nhược thần kinh
  • Tâm trạng trầm uất, tâm lý bất ổn
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc không ngủ được
  • Giảm đau nhức xương khớp
  • Điều trị viêm phổi, ung nhọt, tiêu độc

Trong y học hiện đại hợp hoan bì có tác dụng gì?

Hoạt chất serotonin trong dược liệu được biết đến với nhiều công dụng kích thích não bộ tăng khả năng tiết chất dẫn truyền thần kinh, từ đó cải thiện trí nhớ, cảm xúc và tâm trạng. Đây còn là vị thuốc giúp an thần, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh và phục hồi chức năng thần kinh trung ương vô cùng hiệu quả.

Tại khoa dược ở các trường Đại học Dược, Đại học Quốc gia Pukyong, Đại học Kyung Hee cho thấy vị thuốc hợp hoan bì có tác dụng làm dịu thần kinh, giải trầm uất, đồng thời làm tăng chức năng cho tế bào thần kinh do:

  • Ức chế làm thay đổi yếu tố trung gian serotonergic, đặc biệt là chất dẫn truyền xung đột thần kinh. Từ đó có tác dụng giảm trầm uất, làm dịu thần kinh cải thiện chứng buồn phiền, hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ.
  • Tác dụng chống oxy hóa: Dịch chiết từ dược liệu hợp hoan bì có khả năng ức chế và tiêu diệt gốc tự do (đây là yếu tố gây lão hóa và tổn thương tế bào màng não) nó được cho là mạnh gấp 6 lần axit ascorbic. Do công dụng này giúp phục hồi chức năng và nuôi dưỡng tế bào não cải thiện tình trạng mất tập trung, phục hồi tinh thần lạc quan,mệt mỏi, an tâm.

Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu phân tích hiện tại cho thấy hạt của cây hợp hoan là loại hạt có chứa hàm lượng tinh dầu nhiều tiềm năng, có thể được sử dụng làm dầu gội đầu, xà phòng, chất chống tia UV. Hơn nữa, hạt hợp hoan bì còn chứa hàm lượng acid béo không bão hòa rất cao, hứa hẹn đây sẽ là một nguồn thực phẩm có giá trị cao về mặt dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, vị thuốc hợp hoan bì còn có khả năng chống khối u bởi 3 ba saponin triterpenoid mới, julibroside J 29 – 30 – 31 được phân lập từ hợp hoan bì bằng phương pháp sắc ký. Các hợp chất julibroside J 29 – 30 – 31 cho thấy có hoạt động chống lại các dòng tế bào ung thư HeLa , PC-3M-1E8 và MDA-MB-435.

Những bài thuốc chữa bệnh từ hợp hoan bì

Điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh

Lấy 10g hợp hoan bì, 10g toan táo nhân và 10g bá tử nhân đem sắc lấy nước uống.

Hoặc lấy hợp hoan bì, đan sâm và ngũ vị tử với liều lượng bằng nhau, sắc lấy nước uống, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 – 12g.

Hoặc có thể lấy 20g hợp hoan bì, 20g tri mẫu, 20g đương quy, 16g hoàng tinh chế, 12g viễn trí chế, 12g ngũ vị chế, 40g sinh từ thạch, 40g thủ ô đằng và 40g toan táo sao. Đem các dược liệu nghiền thành bột mịn rồi vo thành viên hoàn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần uống 8 – 10g.

Điều trị đau nhức xương khớp – Hợp hoan bì có tác dụng gì?

Lấy hợp hoan bì ngâm với rượu hoặc tán thành bột mịn rồi sử dụng cùng với rượu, để ngâm rượu cứ 1kg hợp hoan thì ngâm cùng với khoảng 4 lít rượu, ngâm khoảng 1 tháng trở lên là dùng được, mỗi ngày uống 2 – 3 ly rượu nhỏ.

Chữa gãy xương – Hợp hoan bì có tác dụng gì?

Lấy 120g hợp hoan bì cạo bỏ lớp vỏ thô bên ngoài, cho vào chảo sao đen, cùng với 30g giới thái tử đem sao vàng rồi đem cả 2 dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần uống lấy 6g chiêu với rượu nóng uống trước khi đi ngủ, kết hợp dùng bã thuốc đắp vào vùng bị tổn thương giúp nhanh liền xương.

Hoặc lấy hợp hoan bì, bạch liễm mỗi loại dược liệu 10g, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6 – 12g.

Hoặc lấy 15g hợp hoan bì sắc uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6 – 12g.

Hoặc có thể lấy 60g hợp hoan bì, 15g bạch giới tử và 14g tục đoạn, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 6g, uống cùng với rượu.

Những lưu ý khi sử dụng hợp hoan bì

  • Do dược liệu này chưa được chứng minh tính an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ, vì vậy cần cẩn thận tuyệt đối khi sử dụng.
  • Không tự ý gia tăng liều lượng khi sử dụng hợp hoan bì
  • Người mắc các bệnh mãn tính hoặc bệnh nền cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.

9 thoughts on “Hợp hoan bì có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ hợp hoan bì

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *