Huyết sâm có tác dụng gì? Rượu huyết sâm

Huyết sâm hay đan sâm được biết đến với công dụng hoạt huyết trong bệnh lý thiếu máu não. Ngoài ra dược liệu còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết hết. Vậy huyết sâm có tác dụng gì, huyết hồng sâm có tốt không, cách dùng huyết sâm ngâm rượu…tất cả sẽ được gia công thuốc giảm cân Dom Healthcare giải đáp cùng theo dõi nhé!

Huyết sâm là gì?

Huyết sâm hay đan sâm, xích sâm, tử đan sâm…là một loại cây thân thảo tên khoa học Salvia miltiorrhiza thuộc họ hoa môi Lamiaceae.

Huyết sâm có tác dụng gì
Huyết sâm có tác dụng gì

Thân cây cao khoảng 40-80 cm, trên bề mặt có các gân dọc. Rễ hơi ngắn, hình trụ, rễ con dạng tua nhỏ, màu đỏ nâu dài 10-20 cm, đường kính 0,5-1,5 cm.

Lá huyết sâm là loại lá kép gồm 4-7 lá chét thường mọc đối nhau, lá giữa thường lớn mép lá có răng cưa, mặt trên màu xanh và hơi có lông.

Phần đầu cành là nơi phát triển của những chùm hoa huyết sâm có độ dài khoảng 10-15 cm với 6 vòng hoa mỗi vòng có 3-10 bông hoa (thường là 5 hoa) màu tím xanh hoặc tím nhạt. Tràng hoa 2 môi, môi trên hình lưỡi liềm môi dưới xẻ 3 thùy gồm 2 nhị và bầu có vòi dài.

Quả huyết sâm khá nhỏ chỉ dài khoảng 3 mm, rộng 1,5 mm, từ tháng 6 đến tháng 9 là thời điểm cây cho quả sai nhất.

Khu vực phân bố

Nguồn gốc xuất xứ của huyết sâm từ các tỉnh An Huy, Hà Bắc, Giang Tô…Trung Quốc. Trước đây Việt Nam ta thường nhập dược liệu từ nước bạn nhưng vài năm trở lại đây nhờ sự di thực mà huyết sâm đã được trồng nhiều ở Tam Đảo và một số tỉnh phía bắc.

Bộ phận dùng và cách chế biến

Rễ và thân rễ là 2 bộ phận được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y vì cho nhiều tác dụng dược lý.

Sau khi thu hái và rửa sạch cần ủ dược liệu qua đêm trong nước muối rồi mới mang đi bào chế để dành dùng dần.

Có thể bào chế dược liệu bằng các cách như phơi khô rồi thái lát dày 1-2 cm để dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với dược liệu khác trong các bài thuốc dân gian; hoặc có thể dùng ngâm rượu hay chế biến thành cao thuốc, viên hoàn.

Dược liệu sau khi được phơi khô bên ngoài có màu đỏ nâu, sờ cảm giác sần sùi có vân nhăn, phần gỗ bên trong màu vàng xám, chất giòn cứng dễ bẻ, nếm thấy vị hơi đắng.

Thành phần hóa học – Huyết sâm có tác dụng gì?

Thành phần hóa học có trong rễ huyết sâm bao gồm các dẫn chất thuộc nhóm Ceton như tansinon I, tansinon II, tansinon III, các tinh thể có màu vàng như methyl-tanshinon, cryptotanshinon, isocryptotanshinon.

Ngoài ra các nhà khoa học còn phát hiện trong dược liệu có chứa vitamin E, acid lactic, phenol…

Tác dụng dược lý – Huyết sâm có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại huyết sâm có tác dụng gì?

Các thành phần hóa học có trong rễ và thân rễ của huyết sâm cho nhiều tác dụng dược lý đáng chú ý như:

Giãn mạch máu, ức chế sự peroxy hóa lipid ở tiểu não: nhờ cơ chế này mà huyết sâm có tác dụng bảo vệ thể tiểu não, ức chế và làm chậm việc hình thành xơ vữa động mạch. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu lên não, hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não, bảo vệ cơ tim, làm chậm nhịp tim.

Ức chế kết tập tiểu cầu: miltiron và salvinon là 2 chất hóa học có trong huyết sâm có tác dụng làm giảm sự hình thành sợi tơ huyết fibrin và các sợi protein, từ đó giúp ngăn việc hình thành cục máu đông cải thiện lưu thông máu huyết.

Ổn định màng hồng cầu: tanshinon II natri sulfonat góp phần làm tăng sức đề kháng của hồng cầu, tăng chất lượng hồng cầu và giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Giãn mạch ngoại vi: từ việc có tác dụng làm giảm cholesterol, giảm triglyceride máu và độ nhớt của huyết thanh, huyết sâm làm giãn mạch máu ở ngoại vi từ đó giúp hoạt huyết, duy trì mức huyết áp ổn định ngăn chặn bệnh mạnh vành, nhồi máu cơ tim.

Theo y học cổ truyền huyền sâm có tác dụng gì?

Huyết sâm vị đắng tính hàn, không có độc, quy vào kinh tâm, can và tâm bào, có tác dụng:

  • Hoạt huyết, dưỡng huyết an thần
  • Lương huyết tiêu ung, giải nhiệt
  • Thông tâm bào lạc, trị sán thống
  • Trừ phong tà, khử tâm, kết khí
  • Phá trưng trừ hà, hàn nhiệt tích tụ
  • Dưỡng thần định chí, điều kinh mạch

Huyết sâm có tác dụng gì? Bài thuốc chữa bệnh từ huyết sâm

Giúp giảm mỡ máu triglyceride – Huyết sâm có tác dụng gì?

Dùng 10-12 g huyết sâm giã nát rồi đem hãm trà uống mỗi ngày, dùng thời gian dài sẽ giúp giảm lượng triglyceride máu, cần kiên trì thực hiện.

Chữa bệnh viêm gan mãn tính – Huyết sâm có tác dụng gì?

Chuẩn bị 10g huyết sâm, 10-15 g nhân trần, rửa sạch để ráo. Đem 2 dược liệu sắc với 300ml nước lọc đến khi còn lại 150ml là đạt, chia làm 3 lần uống hết trong ngày, có thể thêm ít đường để dễ uống hơn.

Chữa bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh – Huyết sâm có tác dụng gì?

Bài thuốc cần có các dược liệu như huyết sâm, đại táo, mạch môn, muồng trâu, ngưu tất mỗi vị 15g, dành dành, táo nhân mỗi vị 10g. Đem tất cả dược liệu sắc với 500ml nước lọc trong vòng 15 phút rồi chia thành 2 lần uống hết trong ngày, mỗi ngày uống 1 thang trong 3-5 ngày để cho kết quả rõ rệt.

Trị viêm khớp –  Huyết sâm có tác dụng gì?

Một thang thuốc trị viêm khớp cần có huyết sâm, kim ngân hoa mỗi vị 20g, đảng sâm, bạch truật, hoàng kì mỗi vị 15g, hoàng bá, liên kiều, đương quy, hoàng cầm, long nhãn mỗi vị 10g, phục linh, táo nhân mỗi vị 9g, viễn chí, mộc hương mỗi vị 5g. Sắc tất cả dược liệu với 500ml nước lọc đến khi còn 300ml là đạt, chia làm 2 lần uống hết trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang đến khi thấy bệnh tình được cải thiện.

Chữa đau bụng, kinh nguyệt không đều – Huyết sâm có tác dụng gì?

Để thực hiện bài thuốc cần chuẩn bị huyết sâm, đương quy, địa hoàng mỗi vị 10g, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 5g, hương phụ 6g. Đem tất cả dược liệu sắc với 500ml nước lọc đến khi còn 200ml nước là đạt, chia làm 2 lần uống hết trong ngày, thực hiện trong 3-5 ngày sẽ giúp điều kinh, giảm đau bụng.

Chữa suy tim – Huyết sâm có tác dụng gì?

Dược liệu gồm huyết sâm, ý dĩ, xuyên khung, bạch truật, mã đề, ngưu tất, mộc thông, trạch tả mỗi vị 15g. Sắc tất cả dược liệu với 400ml nước lọc đến khi còn 200ml là đạt, chia làm 2 lần dùng hết trong ngày.

Cách dùng huyết sâm ngâm rượu

Rượu huyết sâm có nhiều tác dụng như kích thích tiêu hóa, đau nhức do nhiễm phong hàn, phong thấp, giúp an thần ngủ ngon…

Bạn có thể tham khảo một số cách dùng huyết sâm ngâm rượu như sau:

Tửu huyết sâm: thái phiến huyết sâm đã được phơi khô rồi trộn đều với ít rượu, đậy kín và ngâm để rượu ngấm hết vào dược liệu. Sau 1-2h đem sao khô dược liệu trên lửa nhỏ rồi lấy ra, để nguội. Chuẩn bị hủ bằng sành để ngâm rượu huyết sâm, cứ 10kg dược liệu thì ngâm với 1 lít rượu trắng.

Rượu huyết sâm phòng bệnh mạch vành: ngâm 30g huyết sâm đã được rửa sạch với nửa lít rượu trắng trong vòng 7-10 ngày, mỗi ngày dùng 2-3 lần mỗi lần 5-10ml trước bữa ăn.

Lưu ý khi dùng dược liệu huyết sâm

  • Rượu huyết sâm có nhiều công dụng với sức khỏe tuy nhiên cần uống có liều lượng, không được dùng quá nhiều trong cùng một thời điểm vì có thể gây độc gan.
  • Những người âm hư hỏa vương không được dùng rượu huyết sâm hoặc huyết sâm làm thuốc.
  • Người mắc bệnh máu khó đông tuyệt đối không dùng huyết sâm.
  • Trước khi dùng huyết sâm nên tham khảo thật kĩ ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Thông qua bài viết, tin rằng bạn đọc đã biết rõ hơn huyết sâm có tác dụng gì, cách dùng huyết sâm ngâm rượu, những bài thuốc từ huyết sâm từ đó biết cách sử dụng dược liệu này một cách hữu hiệu, đảm bảo tính an toàn.

8 thoughts on “Huyết sâm có tác dụng gì? Rượu huyết sâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *