Lá bỏng là lá gì? Cây lá bỏng có tác dụng gì?

Cây lá bỏng hay còn được gọi là cây sống đời, là loại dược liệu quý vô cùng quen thuộc được người dân trồng nhiều để làm cảnh và hía lá để chữa bệnh. Trong Đông y, cây thuốc bỏng có tác dụng giúp đau, hạ sốt, điều trị viêm loét dạ dày, các bệnh về xương khớp, điều hoà kinh nguyệt, bệnh trĩ, chốc lở,… Vậy lá bỏng là lá gì? Cây lá bỏng có tác dụng gì? Cây sống đời trị bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của cây sống đời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lá bỏng là lá gì?

Cây lá bỏng thuộc họ thuốc bỏng, có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. Bên cạnh đó, cây lá bỏng còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây thuốc bỏng, cây sống đời, cây trường sinh, thổ tam thất, diệp căn sinh, lạc địa sinh căn,…

Hình ảnh cây lá bỏng

Cây lá bỏng có tác dụng gì?
Cây lá bỏng có tác dụng gì?

Cây thuốc bỏng là loại cây thân cỏ sống lâu năm với chiều cao trung bỉnh khoảng 50cm, thân cây nhẵn, tiết diện tròn, trên thân có nhiều đốm màu tím.

Lá bỏng mọc đối xứng dọc hai bên thân cây, có thể là lá nguyên hoặc xẻ 3 thùy. Phiến lá dày, mọng nước, dài khoảng 5 – 15cm và rộng 2 – 10cm. Cuống lá dài 2.5 – 5cm, phần mép lá có nhiều răng cưa hình tròn, mặt lá bóng, nhiều cây con mọc ra từ nách  của các khía ngoài mép lá.

Hoa của cây lá bỏng có màu đỏ, màu vàng hoặc màu hồng, mọc thành cụm rủ xuống, cuống hoa dài, cây thường ra hoa vào tháng 2 – 5 hàng năm.

Khu vực phân bố, chế biến

Cây thuốc bỏng là một loại cây bản địa của Madagascar, dược liệu này thường mọc hoang dại ở các khu vực thuộc khí hậu ôn hoà thuộc Châu Á, Tây Ấn, New Zealand, Galapagos, Polynesia, Hawaii, Australia, Mascarenes, Melanesia.

Ở Hawaii và một số nước khác xem loài thực vật này là loài xâm thực, bởi chúng chúng là một loại cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng qua lá rất tốt. Khi một chiếc lá được cắt bớt và đặt trên mặt đất ẩm ướt, những cây khác sẽ mọc ra từ mép lá ở vết có răng cưa.

Ở nước ta, loài cây này thường mọc hoang chủ yếu ở những nơi có nhiều ánh sáng hoặc được tìm thấy trên các vách đá hoặc ven suối. Không những vậy, cây lá bỏng ngoài việc sử dụng làm thuốc chữa bệnh thì chúng còn được dùng làm cảnh bởi hoa đẹp và nhiều màu sắc.

Người ta thường sử dụng toàn cây lá bỏng để làm thuốc, nhưng chủ yếu là lá. Dược liệu được thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô.

Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu cho thấy, cây lá bỏng gồm các thành phần hoá học chính là:

  • Thành phần trong các axit hữu cơ: 46.5% axit izoxitric, 32.5% axit malic, 10.1% axit xitric, 1.6% axit cis-aconitic, 1% axit pyruvic, 1% axit succinic, 0.9% axit fumaric.
  • Thành phần trong hợp chất Phenolic: P-hydroxeybenzoic, acid p-cumaric,…
  • Thành phần trong Glycozit fllavonoid: Kaempferol 3-glucosid, quercetin 3-diarabinosid,…

Ngoài ra, lá cây sống đời còn có chứa các hoạt chất có lợi khác như Acid citric, Acid malic, Oxalic, Bryophilyn, Isocitric.

Tác dụng dược lý – Cây lá bỏng có tác dụng gì?

Trong đông y cây lá bỏng có tác dụng gì?

Theo đông y, cây lá bỏng có vị chua nhẹ, hơi nhạt, chát, tính mát, không độc  với người nên được quy vào kinh can. Tuy nhiên, nếu gia súc ăn cây thuốc bỏng với lượng lớn sẽ gây độc hại thần kinh. Cây lá bỏng có công dụng giảm đau, hoạt huyết, giải độc, chỉ thống, tiêu thũng,… Bên cạnh đó, cây thuốc bỏng còn được dùng để chữa bỏng do nước sôi hoặc do lửa, sỏi thận, ung nhọt, cao huyết áp, bệnh gút, hạ sốt, đau đầu, giảm ho, giảm đau, tức ngực, đổ mồ hôi trộm, giải rượu, điều hoà kinh nguyệt, một số bệnh ngoài da,…

Ngoài ra, ở một số vùng người ta còn dùng lá bỏng non để nấu canh ăn hoặc dùng làm thuốc đắp lên vết thương, mắt đỏ sưng đau, mụn nhọt.

Ở Malaysia và Indonesia, cây sống đời thường được dùng để chữa đau mắt, đau đầu, viêm họng,…

Và ở Ấn Độ, dược liệu này được dùng để chữa bệnh sởi, vết bầm, các vết côn trùng cắn,…

Trong y học hiện đại cây lá bỏng có tác dụng gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất Bryophylin trong dược liệu có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Vì vậy chúng thường được sử dụng trong các trường hợp vết thương lở loét, vết thương hở hoặc những vết thương bên trong cơ thể như viêm loét dạ dày, trĩ nội, trĩ ngoại, viêm ruột, viêm xoang,…

Bên cạnh đó, dược liệu này còn có khả năng làm giãn cơ, giảm đau, cầm máu, kháng viêm, kháng khuẩn đối với cả vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và vi khuẩn trực mủ xanh.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lá bỏng

Lá bỏng chữa viêm họng

Lấy 10 lá sống đời tươi đem rửa sạch với nước muối rồi nhai trong ngày, có thể nhai 4 lá vào buổi sáng, 2 lá vào buổi trưa và 4 lá vào buổi tối. Người bệnh nên nhai dược liệu thật kỹ, sau đó ngậm và nuốt bã một cách từ từ, áp dụng liên tục từ 3 – 5 ngày.

Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ – Cây lá bỏng có tác dụng gì?

Lấy 10g lá sống đời cùng với 10g lá rau sam tươi, rửa sạch với nước muối rồi tráng qua nước sôi, sau đó nhai và nuốt thật chậm, thật kỹ.

Hoặc nếu dùng dưới dạng nước sắc thì cho 10g lá thuốc bỏng cùng với 10g lá rau sam đun sôi với 3 chén nước trong vòng 10 phút hoặc đến khi nước sắc lại còn 1 chén thì ngưng, để nguội bớt và uống trong ngày. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên sử dụng kết hợp với lá bồ kết đem nấu nước rửa hậu môn và giã nát 3 – 5 lá bỏng đắp qua đêm.

Còn đối với bệnh trĩ nội thì lấy 10 lá sống đời rửa sạch với nước muối dùng nhai trong ngày. Buổi sáng nhai 4 lá, buổi trưa nhai 4 lá và buổi tối nhai 2 lá, bệnh nhân cần nhai thật kỹ, nuốt lấy nước còn phần bã thì đắp vào hậu môn, áp dụng liên tục 1 – 2 tháng để tình trạng bệnh được cải thiện tốt nhất. Tuy nhiên, cần lưu ý vệ sinh vùng hậu môn trước với nước muối loãng rồi mới đắp dược liệu.

Cây lá bỏng chữa bỏng do nhiệt hoặc nước sôi

Lấy 30g lá bỏng (tuỳ vào kích thước của vết thương mà điều chỉnh liệu lượng cho phù hợp). Đem dược liệu rửa sạch với nước muối loãng, để ráo rồi đem giã nát. Tiếp đó, chắt lấy nước cốt bôi lên da bằng bông gòn thấm lấy nước cốt hoặc đắp cả bã lên vùng da cần điều trị, để khô tự nhiên, áp dụng từ 2 – 3 lần/ngày cho đến khi lành hẳn.

Cây sống đời chữa viêm tai giữa

Lấy 3 – 4 lá sống đời rửa sạch với nước muối, để ráo nước rồi ép lấy nước cốt, bỏ bã. Ngày đầu phát bệnh uống 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần uống 100ml, riêng những ngày tiếp theo uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 60ml.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *