Chúng ta đều rất quen thuộc với là cẩm, một loại cây được sử dụng khá phổ biến trong gian bếp của người Việt Nam. Phải kể đến đó là món xôi cẩm, hay còn gọi là xôi lá cẩm, có màu tím rất đặc trưng. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về lá cẩm nhé, để có thể hiểu biết thêm về tính chất nguồn gốc cũng như những công dụng trong đông y. Vậy lá cẩm là gì? Lá cảm có tác dụng gì? Công dụng của lá cẩm đối với sức khỏe, gia công thực phẩm chức năng DOM Healthcare sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
LÁ CẨM LÀ GÌ?
Lá cẩm là một loại thân thảo sống ở khu vực nhiệt đới thuộc họ Ô rô – Acanthaceae.
Cây lá cẩm thường có 4 loại, cây lá cẩm tím, lá cẩm đỏ, lá cẩm tím đậm (Huế), lá cẩm vàng. Lá cẩm thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè và mùa thu nở hoa rất đẹp.
Hình ảnh lá cẩm

ĐẶC ĐIỂM HÌNH DẠNG – PHÂN BỐ
Lá cẩm là một loại lá hình bầu dục, cánh lá dày dặn màu xanh đậm, có hoa ( hoa 2 thùy,kích thướt hoa dài tới 5cm). Thân cây cao, có cây chiều cao lên tới 1 mét, lá dài từ 2cm đến 7,5 cm. Ở Việt Nam cây lá cẩm có khu vực phân bố rộng rãi chạy dài từ nam tới bắc. Phụ thuộc vào thổ nhưỡng và khí hậu của mỗi nơi mà cây lá cẩm lại có nhiều đặc điểm hình dạng phong phú, cụ thể hơn 4 loại đó là :
- Lá cẩm tím loại này người dân địa phương thường hay chằm lai, lá của nó có hình dạng giống quả trứng rộng, màu xanh nhạt, có lông tơ, ở dưới dọc gân lá có mang đốm trắng, dịch tiết ra màu tím.
- Lá cẩm đỏ cùng loại với lá cẩm tím nhưng khác với lá cẩm tím ở chỗ là dịch tiết ra của nó màu đỏ, nó còn có tên gọi khác là chằm thủ, lá hình bầu dục, thon màu xanh đậm, nhiều lông, lá ko có xuất hiện bợt dịch trắng.
- Lá cẩm tím đậm hay còn gọi là cẩm Huế hoặc chằm khâu. Lá cẩm tím đậm cũng giống như lá cẩm đỏ vậy , chúng có hình dạng lá là bầu dục, màu xanh đậm nhưng lá dày và ít lông, trên gân lá có đóm trắng và dịch tiết màu tím đậm.
- Lá cẩm vàng hay mọc hoang dại nên nhiều nơi gọi chúng là lá cẩm dại và chúng cũng có tên gọi khác là chằm hiên. Đặc điểm nhận dạng của nó cũng hơi giống với lá cẩm tím, lá cẩm vàng có hình dạng giống quả trứng,lá có lông nhưng đầu lá hơi nhọn, gốc lá thon thon, phiến lá nhăn lại nhiều ở 2 mép lá, dịch tiết màu vàng xanh.
LÁ CẨM CÓ TÁC DỤNG GÌ?
Lá cẩm có tác dụng gì ? Theo y học dân gian thì lá cẩm có tính mát, vị ngọt có tác dụng thanh phế, giảm ho, cầm máu, ngoài ra khi lá cẩm kết hợp với một số vị thuốc khác có thể tạo thành những bài thuốc điều trị viêm phế quản, tiêu đờm, xuất huyết, chấn thương gân,… Đặc biệt ở một số nơi người dân tộc họ dùng lá cẩm để rôm sảy cho trẻ em.
CÔNG DỤNG VÀ CÁC BÀI THUỐC TỪ LÁ CẨM
Lá cẩm có công dụng trị viêm phế quản, tiêu đờm
Nhờ có tính mát, vị ngọt mà lá cẩm có thể giúp trị các triệu chứng thanh phế, giảm ho của bệnh viêm phế quản cực kỳ hiệu quả.
Bài thuốc: Hái cành và lá Cẩm khoảng 40g + Tang bạch bì, cát cánh, mạch môn mỗi
thứ 20g. sắc thành chén thuốc và uống.
Lá cẩm có công dụng làm đẹp da – Lá cảm có tác dụng gì?
Ngoài công dụng trị viêm phế quản thì lá cẩm còn có tác dụng làm đẹp da, giúp giảm bã nhờn trên da, sạch da, trị mụn cực kỳ hiệu quả.
Bài thuốc: hái lá cẩm tươi rửa sạch để ráo nước, sau đó dùng nồi sạch đổ 1,5 lit nước vào và đun sôi cho đến khi sôi thì vặn lửa nhỏ lại để tầm 10 phút rồi nhắc xuống. Sau đó mình dùng nước đó rủa mặt như bình thường, nếu dư thì cho vài chai để để ngăn mát tủ lạnh dùng lần sau.

MÁCH NHỎ BẠN: MÓN NGON TỪ LÁ CẨM
Lá cẩm trong căn bếp hằng ngày các chị em nội trợ hay dùng để nhuộm màu thức ăn cho đẹp mắt như xôi nếp cẩm, bánh tét nếp cẩm,… Mình sẽ mách các bạn cách nấu xôi nếp cẩm thơm ngon, tuyệt hảo!
Chuẩn bị: 1 nắm lá cẩm, 500g nếp, nước cốt dừa, Đậu phộng, vừng (mè), muối, đường và chõ hấp xôi.
Cách làm: Dùng lá cẩm rửa sạch để ráo nước sau đó dùng nồi nước bỏ lá cẩm vào và nấu sôi lên. Chờ cho nồi nước ra màu tím rồi tắt bếp, sau đó vớt lấy lá bỏ ra rồi dùng nước ấy bỏ nếp vào và ngâm qua đêm (nhớ thêm tý xíu muối). Sáng hôm sau , chắc lấy nếp ra cho ráo nước rồi cho nếp vào chõ hấp xôi,trong quá trình hấp chờ khoảng 20 phút sau cho vào ít đường và nước cốt dừa rồi trộn đều lên, đậy nắp lại. Khi nào mà hạt nếp dẻo, mềm là xôi đã chín.
Xôi lá cẩm sẽ có màu tím đặc trưng của lá cẩm, mùi thơm tự nhiên, độ dẻo thơm của nếp hòa quyện với vị béo của nước cốt dừa , ta dùng đậu phộng, vừng rang vàng giã hơi nát, trộn vào chút đường, muối tạo thành 1 hỗn hợp rồi rưới lên xôi khi ăn, ngon khó cưỡng. Mọi người hãy nhanh tay vào bếp và tập làm món này nha, lưu ý “ ăn là ghiền” đấy nhé.
bài viết khá hay, chi tiết
cần tư vấn ạ
cần tư vấn ạ
tư vấn cho tôi, tôi muốn gia công thuốc giảm cân
bài viết chi tiết, dễ đọc
tư vấn cho tôi, tôi muốn gia công sản phẩm
tư vấn cho tôi, tôi muốn gia công tpcn
tư vấn chi tiết gia công, ib nhé
thông tin chi tiết, ib ạ
tôi muốn gia công sản phẩm, ib tư vấn
tôi muốn gia công, tư vấn cho tôi
tư vấn chi tiết, ib
tư vấn cho tôi, tôi muốn gia công
cần tư vấn thêm chi tiết gia công, liên hệ tôi
Mình cần tư vấn chi tiết
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn
Tôi cần tìm hiểu thêm
Bên bạn có nhận chiết xuất ra dạng cao bột không