Những biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Theo ước tính ở Việt Nam có tới hơn 7 triệu người đang mắc bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường diễn biến thầm lặng và kéo dài. Chính vì vậy tạo cho người bệnh có tâm lý chủ quan nên bệnh thường luôn được phát hiện trễ nên quá trình điều trị thường chậm hơn thậm chí gây ra những biến chứng khác. Vậy bệnh có dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày? Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng DOM Healthcare tìm hiểu về bệnh này nhé

Bên trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là gì?

Bệnh còn được gọi là trào ngược axit dạ dày là để chỉ sự trào ngược dịch ở dạ dày (gồm hơi, thức ăn, men tiêu hóa,…) lên thực quản (trào ngược axit). Bệnh thường không tác động đến cuộc sống hàng ngày, nhưng nếu bệnh kéo dài không được chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng (ở trẻ em), suy chức năng hô hấp, viêm thực quản. Bệnh lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nhất có thể gây tử vong.

Nguyên nhân nào gây trào ngược  axit dạ dày

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do lượng axit ở dạ dày dư quá nhiều làm trào ngược lên thực quản một khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thắt dưới của thực quản bị suy yếu và tổn thương. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản:

Do chưa có chế độ ăn uống hợp lý

  • Do thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm gây khó tiêu, đầy bụng như trứng, các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thịt đỏ (thịt bò),…
  • Dùng liên tục các loại chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe như rượu bia, thuốc lá, nước uống có ga,… Và các loại thực phẩm chứa nhiều chất độc hại như các loại thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo sản xuất công nghiệp,…
  • Chế độ ăn uống không điều độ, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, ăn không đúng và không đủ bữa, nằm ngay sau khi mới ăn no,…

Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi, stress trong một thời gian dài:

Ở vấn đề này, hệ thần kinh sẽ làm ảnh hưởng đến việc mất cân bằng chức năng dạ dày, tăng tiết dịch vị làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Từ đó, hình thành các bệnh lý về dạ dày trong đó có cả bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây:

Việc sử dụng thuốc tây không đúng cách hoặc lạm dụng chúng quá mức sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của dạ dày. Đặc biệt là các loại thuốc huyết áp, thuốc aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc ibuprofen, thuốc glucagon,…

Do biến chứng của các bệnh khác:

Biên chứng của các bệnh lý khác tạo nên như viêm phù niêm dạ dày, bị nhiễm trùng, tổn thương hệ thần kinh thực quản, hẹp môn vị dạ dày thực quản,… Ngoài ra, phụ nữ mang thai hay người béo phì cũng có tỷ lệ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cao hơn so với người bình thường.

Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ợ chua:

Bệnh nhân thường có triệu chứng này kết hợp với triệu chứng ợ nóng – từ dạ dày mang đến cảm giác nóng lên cổ. Đây là triệu chứng phổ biến, nhất là sau khi ăn no, khó tiêu, thời gian nghỉ ngơi. Khi có cảm giác ợ lên, người bệnh có thể cảm nhận được vị chua trong miệng.

Ợ hơi:

Triệu chứng này thường gặp khi đang đói bụng. Cũng giống như ợ nóng, ợ hơi cũng thường xảy ra nhiều khi có cảm giác no, ăn uống khó tiêu,…

Nôn và buồn nôn:

Cảm giác nghẹn thức ăn và triệu chứng này chính là triệu chứng thường gặp sau khi ăn. Đặc biệt, đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày rất dễ nôn ói khi bị say tàu xe, say sóng, ốm nghén,…

Khó nuốt, ăn không ngon:

Đây chính là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật, cảm giác đắng miệng. Ngoài ra, axit trào ngược có thể gây sưng thực quản. Điều này dần đến khó khăn trong việc ăn uống dần đến người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, sụt cân,…

Viêm họng, ho, khàn giọng, miệng tiết nhiều nước bọt:

Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng bệnh trào ngược dạ dày. Khi lượng axit dạ dày ợ lên và theo phản xạ tự nhiên sẽ tiết ra nhiều nước bọt gây ra tình trạng ho, khản tiếng, sưng tấy dây thanh quản,…

Đau tức vùng ngực:

Là do sự kích thích các sợi day thần kinh đi qua vùng ngực. Triệu chứng này thường hay dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến tim mạch

Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ

Trẻ mắc bệnh trào ngược axit dạ dày thường có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ thường biếng ăn hoặc thậm chí không muốn ăn
  • Khó chịu trong hoặc sau khi ăn hoặc gặp khó khăn khi nuốt
  • Hay nấc cục hoặc hay phun thức ăn
  • Trẻ tăng trưởng chậm hoặc sụt cân
  • Trẻ cảm thấy khó chịu trong hoặc sau khi ăn
  • Bệnh viêm phổi tái phát hoặc ho nhiều
  • Khó ngủ

Tuy nhiên, ngoài các triệu chứng nêu trên, còn có thể xuất hiện tật dính thắng lưỡi ở trẻ, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn uống khó khăn.

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Dạ dày có chức năng chứa, tiêu hóa thức ăn. Cơ thắt thực quản có vai trò như nắp đậy giúp tình trạng thức ăn không bị trào lên. Tuy nhiên, nếu thức năng của bộ phận này gặp vấn đề như hoạt động yếu, áp lực không đủ để đóng,… Sẽ gây ra tình trạng trào ngược axit dạ dày. Các cơ quan khác lại không có cơ chế bảo vệ này, do đo nếu tiếp xúc với dịch dạ dày, niêm mạc sẽ nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, tiếp đó là viêm nhiễm, phù nề xơ sẹo và dính, thậm chí nặng hơn là ung thư.

Do đó, nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho cơ thể gặp thêm nhiều vấn khác, cụ thể như:

Loét thực quản: Khi thực quản bị tác động bởi triệu chứng trào ngược quá nhiều lần sẽ bị làm tổn thương bề mặt thực quản. Từ đó, hình thành các vết loét gây ra tình trạng đau đơn, thậm chí chảy máu, khó nuốt thức ăn.
Thu hẹp thực quản: Dưới sự tác động của axit dạ dày sẽ khiến hình thành các mô sẹo. Các mô sẹo này làm đường dẫn thức ăn bị thu hẹp, làm ảnh hưởng đến các vấn đề lưu chuyển thức ăn.

Ngoài ra, bệnh còn gặp phải nhiều biến chứng khác như tình trạng mô vảy ở đoạn thực quản, ung thu thực quản và các biểu hiện như bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm thanh quản,… tái diễn nhiều lần

Các biện pháp cải thiện tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để điều trị bệnh trào ngược axit dạ dày thường bao gồm các phương pháp điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống và các phương pháp khác.

Để phòng tránh và cải thiện tình trạng bệnh trào ngược axit dạ dày hiệu quả. Người bệnh nên và không nên làm những điều sau:

Những điều nên làm:

Tăng cường cung cấp những chất có tác dụng trung hòa axit như những thực phẩm từ tinh bột gồm các loại bánh mì, bột ngũ cốc, bột yến mạch,… Những thực phẩm này có tá dụng nhất định trong việc hạn chế sự bào mòn lớp axit, lớp dịch trong dạ dày.
Nên ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiἵ chất đạm dễ tiêu như thịt lợn thăn, thịt vịt, thịt lợn nạc,…
Bổ sung chất xơ có chứa trong các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu Hà Lan,…
Nên ăn nhiều sữa chua: Do trong sữa chua có chứa nhiều loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, nhưng tuyệt đối không dùng sữa chua khi bụng đói
Thực hiện giảm cân bằng các biện pháp an toàn, hiệu quả bằng cách luyệ tập thể dục thể thao mỗi ngày, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường,…
Nếu cơ thể có biểu hiện bất thưἮg nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và được chữa trị kịp thἩ.

Những điều không nên làm:

Không nên tiếp tục duy trì các thói quen xấu như ăn quá no, nằm sau khi ăn, mặc quần áo chật, thức khuya,…
Không nên sử dụng các chất kích thích, các chất gây nghiện như thuốc lá,rượu bia, cà phê,…
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như nước ngọt có ga, đồ ăn cay nóng, các loại quả chua như dứa, chanh, quất (tắc),…
Ngừng sử dụng các loại đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm chiên có chứa nhiều dầu mỡ,…

Để cải thiện được tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản rất đơn giản, chỉ cần người bệnh cố gắng kiên trì là được. Hãy thay đổi nhanh hôm nay để bảo vệ sức khỏe – tài sản quý giá nhất của mỗi chúng ta nhé!

19 thoughts on “Những biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

  1. Pingback: Cây sang có tác dụng gì? Những bài thuốc chữa bệnh từ sây sang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *