Rối loạn nhịp tim và những điều cần biết

Là bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, một số trường hợp còn dẫn tới đột tử nhanh chóng. Rối loạn nhịp tim đang là nỗi ám ảnh của nhiều người, khiến giới y tế mất nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểm. Vậy rối loạn nhịp tim là gì? Dấu hiệu nhận biết, các biến chứng và cách phòng bệnh ra sao? Đọc ngay nội dung bên dưới đây của DOM Healthcare để có câu trả lời. 

1.Rối loạn nhịp tim là gì?

Nó là tên gọi chung của một số tình trạng điện ở tim hoạt động không bình thường. Nó làm cho tim đập nhanh hơn bình thường hoặc chậm hơn bình thường. Nói cách khác, rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không đều, không theo tần số nhất định.

Loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động nhằm tạo nhịp tim không hoạt động bình thường. Nó có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh. Ở những trường hợp nặng, bệnh có thể gây khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.  

2. Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân được cho là do khá phức tạp và đa dạng như:

  • Một vết sẹo mổ tim trước đó gây ra tình trạng tim loạn nhịp. 
  • Bệnh cơ tim khiến thay đổi cấu trúc tim
  • Người huyết áp cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. 
  • Người mắc bệnh động mạch vành khiến tim làm việc không bình thường. 
  • Tuyến giáp hoạt động kém hay tình trạng suy giáp
  • Hội chứng ngưng thở trong khi ngủ (xảy ra ở một vài thời điểm)
  • Lạm dụng ma túy khiến cơ thể rơi vào trạng thái bị kích động mạnh ở một thời điểm. 
  • Sử dụng các loại thuốc hay chất bổ sung 
  • Sử dụng chất kích thích như; rượu, bia, cafe, hút thuốc lá,…
  • Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. 
  • Yếu tố di truyền 

3. Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhịp tim

Việc điều trị rối loạn nhịp tim không dễ, thậm chí nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng, nguy hiểm hơn là tử vong. Điều này khiến việc nhận biết những dấu hiệu rối loạn tim mạch càng sớm càng tốt. Các dấu hiệu có thể gặp bao gồm:

  • Đánh trống ngực, hồi hộp: Nó chính là nhịp nhanh xoang, rung nhĩ cơn hay cơn nhịp nhanh kịch phát,… 
  • Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường
  • Nhịp tim nhanh hơn khoảng 100 nhịp mỗi phút
  • Cảm giác tức ngực thấy rõ
  • Khó thở cũng là một biểu hiện của bệnh
  • Bệnh nhân bị chóng mặt, choáng váng. 
  • Đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân 
  • Triệu chứng mệt mỏi có thể ngất đi. 
  • Triệu chứng hụt nhịp hay còn gọi là ngoại tâm thu thất. 
  • Đột tử chính là triệu chứng nặng nhất có thể gặp phải. 

4. Các biến chứng có thể gặp phải khi mắc rối loạn nhịp tim

Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Suy tim: Trong trường hợp tim đập chậm, máu không lưu thông kịp cũng là lúc tim phải hoạt động cố gắng hơn mức bình thường. Nếu điều này kéo dài nhiều ngày sẽ có thể làm trái tim suy yếu dẫn đến suy tim. 
  • Đột quỵ: Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất với bệnh nhân rối loạn nhịp tim. Hiệu suất bơm máu của quả tim bị giảm gây ra tình trạng ứ đọng máu trong buồng tim. Máu ứ đọng sẽ đông lại và chúng có thể bị rời ra để di chuyển vào động mạch vành tắc nghẽn hay vỡ động mạch gây ra tình trạng đột quỵ. Nguy cơ tử vong là rất cao nếu không cấp cứu kịp thời. 
  • Nhồi máu cơ tim hay tim ngừng đập đột ngột cũng là những biến chứng đáng lo ngại. 

5. Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng được sử dụng nhằm can thiệp, hỗ trợ điều trị bệnh này. Thế nhưng, tùy vào từng biểu hiện để sử dụng loại thuốc điều trị khác nhau. 

  • Điều trị nhịp tim nhanh: Sử dụng các loại thuốc chống loạn nhịp tim để phục hồi lại nhịp tim bình thường. Thao tác phế vị, sốc chuyển nhịp làm tác động đến xung điện của tim. Đốt điện tạo ra các sóng điện nhằm đốt các đường dẫn truyền điện học phun trong tin. 
  • Điều trị nhịp tim chậm: Sử dụng dụng cụ nhỏ chuyên dụng, cấy gần xương đòn hay còn gọi là máy tạo nhịp tim. Trong trường hợp nhịp tim chậm sẽ tạo ra xung điện thay cho tim. 
  • Phương pháp phẫu thuật: Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp như:
  • Phẫu thuật Maze, phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Nhằm cải thiện lưu lượng máu tới tim cũng như chặn đường đi của các xung điện gây loạn nhịp tim. 

6. Cách phòng bệnh rối loạn nhịp tim

Các biện pháp nhằm phòng ngừa bệnh như:

  • Luôn kiểm tra, kiểm soát huyết áp: Đo huyết áp thường xuyên, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh, giảm muối. 
  • Luyện tập hàng ngày nhằm tăng sức khỏe, tăng lưu thông máu. 
  • Kiểm soát lượng đường trong máu. 
  • Điều trị các rối loạn lipid máu. 

Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa được không? là câu hỏi của nhiều người. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học hiện đại các bệnh nhân mắc loạn nhịp tim có nhiều cơ hội chữa khỏi. Việc điều trị, phòng ngừa cần sử dụng kèm các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị. Nhằm giúp cải thiện sức khỏe người bệnh, giảm thời gian điều trị, tăng sức khỏe cho tim giúp điều hòa nhịp tim ổn định. DOM Healthcare – Đơn vị nghiên cứu, bào chế thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim hàng đầu hiện nay. Với công nghệ hiện đại giúp tạo ra những sản phẩm an toàn, hiệu quả giúp người bệnh giảm chi phí, thời gian điều trị.

4 thoughts on “Rối loạn nhịp tim và những điều cần biết

  1. Pingback: Sodium là chất gì? Sodium hay là Natri là một nguyên tố dồi dào nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *