Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – Bệnh có nguy hiểm không, cách phòng ngừa và điều trị bệnh

Là một trong số bệnh nguy hiểm của con người, Thalassemia đang từng ngày gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi cũng như nhiều hệ lụy tới đời sống của người bệnh. Vậy bệnh Thalassemia là gì? bệnh có nguy hiểm không hay cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Cùng DOM Healthcare tìm hiểu rõ vấn đề này. 

1.Thalassemia là gì?

Thalassemia còn được gọi là bệnh tan máu bẩm sinh, được phát hiện từ năm 1925. Bệnh Thalassemia thuộc nhóm bệnh huyết học, hay nói cách khác nó chính là tình trạng đột biến gen mà nhiệm vụ của các gen này là sản sinh ra các huyết sắc tố. Khi có đột biến, huyết sắc tố bất thường được tạo ra làm cho hồng cầu bị vỡ, dễ vỡ. Hậu quả là người bệnh sẽ thiếu hụt hồng cầu vận chuyển oxy gây ra tình trạng thiếu máu. Máu khi bị giải phóng tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều tác hại với sức khỏe. 

Theo nghiên cứu, ở người bình thường, các huyết sắc tố chiếm 97% trong máu. Nó bao gồm: 2 chuỗi globin beta, mỗi chuỗi gồm 146 acid amin, 2 chuỗi globin alpha, mỗi chuỗi gồm 141 acid amin. Và chỉ cần sự thay đổi nhỏ có thể khiến tình trạng thiếu máu, tan máu. 

Ước tính trên thế giới có khoảng 7% dân số mắc bệnh hoặc mang gen này. Bệnh có ở mọi quốc gia và xuất hiện cả ở nam và nữ. Mỗi năm có khoảng 300.000 – 500.000 trẻ sinh ra mắc Thalassemia mức độ nặng. Tại Việt Nam, mỗi năm có thêm khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh Thalassemia. 

2. Biểu hiện của bệnh Thalassemia

Tư vấn bệnh Thalassemia cho thấy, bệnh biểu hiện ở 3 thể là: Thalassemia mức nhẹ, Thalassemia mức trung bình và Thalassemia mức độ nặng. 

Biểu hiện Thalassemia mức nhẹ 

Ở người bệnh mắc Thalassemia mức nhẹ là khi không có những biểu hiện lâm sàng mà chỉ mang gen bệnh. Thế nhưng, vào các giai đoạn mang thai, hành kinh,… Cần tới nhiều máu sẽ xuất hiện các dấu hiệu như da xanh xao, mệt mỏi. 

Biểu hiện Thalassemia mức trung bình

Dấu hiệu bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ em mức độ trong bình thường phát hiện khá muộn. Nhiều trẻ phải tới 4 đến 6 tháng tuổi mới cần truyền máu. Bệnh nếu phát hiện càng sớm càng tốt để không gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: Sỏi mật, da sạm, lách to hay gan to,… Những bệnh nhân khi bước vào tuổi trung niên có nguy cơ cao mắc bệnh: Đái tháo đường, xơ gan, suy tim. 

Biểu hiện Thalassemia mức độ nặng

Ở mức độ nặng, bệnh Thalassemia sẽ biểu hiện ngay khi trẻ mới được sinh ra. Các dấu hiệu sẽ ngày càng chuyển biến nặng như: da dẻ xanh xao, chậm phát triển, củng mạch mắt vàng, rối loạn tiêu hóa,… Điều đáng nói, nếu được truyền máu đầy đủ trẻ sẽ phát triển bình thường đến 10 tuổi. Nhưng về sau sẽ có những biến chứng nguy hiểm như:

  • Da xỉn màu, sỏi thận, thể lực chậm phát triển
  • Biến dạng xương gây ra biến dạng mặt hay tình trạng loãng xương. 
  • Trẻ 15 tuổi không có kinh nguyệt, dậy thì chậm. 
  • Trên 20 tuổi có thể mắc: Suy tim, xơ gan, đái tháo đường,… 

3. Bệnh thalassemia có nguy hiểm không?

Cần khẳng định bệnh thalassemia là bệnh nguy hiểm, nó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi. Với nhiều hệ lụy cho đời sống của người bệnh cũng như cộng đồng. Trẻ mắc bệnh có thể mắc rất nhiều biến chứng nguy hiểm, chậm phát triển, yếu ớt, không tự làm việc. Tốn kém chi phí điều trị. 

4. Bệnh thalassemia sống được bao lâu?

Bệnh tam máu bẩm sinh sống được bao lâu lài câu hỏi của nhiều người. Theo các chuyên gia của liên đoàn Thalassemia thế giới cùng các tìm hiểu thực trạng bệnh tan máu bẩm sinh cho thấy. Bệnh Thalassemia có thể gây tử vong ngay khi sinh ra hoặc sau 1 vài năm. Trong một số trường hợp việc điều trị đầy đủ có thể tử vong sau 15 đến 20 tuổi. Thế nhưng, điều trị Thalassemia đòi hỏi chi phí rất cao cùng sự kiên trì của người bệnh. 

5. Cách hạn chế bệnh Thalassemia 

Do là bệnh di truyền với độ nguy hiểm cao, chi phí điều trị rất tốn kém. Bởi vậy, công tác quản lý bệnh nhân, phòng bệnh được coi là ưu tiên hàng đầu. Đó là việc:

  • Tầm soát và phòng tránh bệnh từ sớm: Với những gia đình có người mắc Thalassemia cần được tư vấn tiền hôn nhân để tránh kết hôn với người cùng mang gen bệnh. 
  • Sàng lọc trước sinh: Bệnh Thalassemia thể nhẹ hay nặng cũng đều để lại hậu quả cho người bệnh và xã hội. Bởi vậy, mọi bà mẹ mang thai cần tham gia sàng lọc trước sinh để phát hiện những bất thường và có biện pháp can thiệp sớm nhất. 

6. Cách điều trị bệnh nhân Thalassemia tại nhà 

  • Không ăn thức ăn có nhiều sắt
  • Cân bằng lượng chất dinh dưỡng 
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm
  • Uống đủ nước, nước chè xanh
  • Hạn chế lao động nặng
  • Tránh bị nhiễm trùng
  • Vận động, luyện tập tăng cường sức khỏe. 

7. Điều trị bệnh nhân Thalassemia tại nhà

  • Đối với bệnh nhân mắc Thalassemia thể trung bình và nặng cần truyền máu định kỳ và dùng các loại thuốc thải sắt suốt cuộc đời. 
  • Tái khám đúng hẹn. 
  • Ngay khi có biểu hiện: Sốt cao, khó thở, đau tim phải khám lại ngay. 
  • Ghép tế bào gốc. 
  • Cắt lách. 

Hiện nay, sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tan máu bẩm sinh trở thành chọn lựa cho nhiều người. Do tính an toàn, thuận tiện, hiệu quả của nó. Điều đó khiến DOM Healthcare – đơn vị gia công thực phẩm chức năng hàng đầu hiện nay. Đã đầu tư, nghiên cứu, sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên cùng ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo ra nguồn thực phẩm chức năng cho người bệnh Thalassemia.

3 thoughts on “Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – Bệnh có nguy hiểm không, cách phòng ngừa và điều trị bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *