Thiên niên kiện có tác dụng gì? cách ngâm rượu thiên niên kiện

Cây thiên niên kiện là một trong những vị thuốc nam hàng đầu trong các bài thuốc đông y, chúng có công dụng chữa được rất nhiều bệnh ở người cao tuổi. Vị thuóc này tiên phong trong các bệnh về xương khớp như dau khớp chân tay, nhức mỏi các xương khớp hoặc tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi, già yếu,… Vậy thiên niên kiện là cây gì? Cây thiên niên kiện có tác dụng gì? Cây thiên niên kiện chữa bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về công dụng của cây thiên niên kiện, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Cây thiên niện kiện là cây gì?

Cây thiên niên kiện thuộc họ ráy Araceae, có tên khoa học là Homalomena occulta. Ngoài ra, cây thiên niên kiện còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây ráy hương, sơn thục, sơn phục, bao kim, vạt hương, vắt vẻo.

Hình ảnh cây thiên niên kiện

Thiên niên kiện có tác dụng gì?
Thiên niên kiện có tác dụng gì?

Cây thiên niên kiện là loại cây thân cỏ sống lâu năm với thân rễ mập màu xanh lục, mọc bò dài và có mùi thơm.

Lá hình tim mọc so le nhau dài từ 12 – 15cm, rộng 8 – 11cm, có cuống dài từ 16 – 25cm, màu xanh lục, mềm, cả hai mặt lá sáng bóng, phần gốc phình ra thành bẹ màu vàng nhạt. Phiến lá hình đầu mũi tên, đầu lá nhọn, mép lá nguyên, mặt trên của lá sẫm màu hơn, hai mặt nhẵn, các đường gân ở hai mặt hướng về đầu lá.

Hoa mọc thành cụm là bông mo màu lục nhạt, không bao giờ mở rộng, không rụng với chiều dài khoảng 4 – 5cm và rộng khoảng 10 – 15cm. Mỗi khóm hoa thường có 3 – 4 bông mo với cuống dài 5 – 15cm, bông mo ngắn hơn cuống chỉ dài 3 – 4cm, bầu chứa nhiều noãn.

Quả có dạng thuôn dài, có nhiều hạt, cây thiên niên kiện thường ra hoa vào khoảng tháng 4 – 6 hàng năm và quả chín sau 4 – 5 tháng.

Dược liệu là phần thân rễ của cây thiên niên kiện, đoạn thẳng hoặc cong queo. Phiên có nhiều xơ, cứng, chắc, dài 10-30 cm, đường kính 1-1,5 cm. Mặt ngoài dược liệu có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, có nhiều vết nhăn dọc hoặc những vết tích của rễ con. Khi cắt ngang dược liệu hơi dai, vết cắt có màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm với một số sợi răng lởm chởm có màu vàng như bàn chải, khi nếm thử có mùi thơm hắc và có vị cay.

Khu vực phân bố

Cây thiên niên kiện thường mọc mọc hoang ở rất nhiều các khu vực vùng rừng núi nước ta. Cây thích hợp với những khu vực có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cũng chính vì vậy mà cây thường xuất hiện nhiều nhất ở những vũng trũng ẩm ướt, dọc theo hai bên bờ kênh, rạch, khe suối, sườn đồi thấp, rừng mưa nhiệt đới và ngoài ra chúng cũng được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc.

Trên thế giới, cây thiên niên kiện có nguồn gốc ở Malaysia thường được phân bố ở các khu vực nhiệt đới châu Á và châu Mỹ. Ở Việt Nam, chúng được phân bố phổ biến ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Nam,…

Thu hái, chế biến – Thiên niên kiện có tác dụng gì?

Người ta thường sử dụng phần thên rễ của cây thiên niên kiện để làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu được thu hái quanh năm, mỗi năm nước ta có thể thu mua tới 3000 tấn.

Tuy nhiên, thời điểm thu hoạch phần rễ già tốt nhất là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Phần thân rễ già sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ ngoài và các rễ con, rồi cắt thành từng đoạn ngắn từ 10 – 30 cm. Sau đó đem sấy nhanh ở nhiệt độ khoảng 50°C hoặc phơi cho dược liệu khô đều ở mặt ngoài rồi bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài và rễ con. Tiếp tục sấy ở nhiệt độ 50°C đến 60°C hoặc phơi cho đến khi khô là được.

Hoặc có thể bào chế vị thuốc thiên niên kiện bằng những cách sau đây:

  • Lấy rễ thiên niên kiện khô mài chung với rượu rồi lấy nước uống.
  • Dược liệu sau khi rửa sạch thì đem ủ kín cho mềm, cắt thành từng lát, rồi đem sấy nhẹ hoặc phơi trong bóng râm cho khô hoặc cũng có thể dùng tươi, giã nát rồi bôi lên vùng vị đau nhức.

Thành phần hoá học

Người ta chiết xuất từ rễ cây thiên niên kiện có chứa rất nhiều hợp chất sesquiterpenoid. Ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An đã nghiên cứu về thành phần hoá học trong tinh dầu cho thấy:

54 hợp chất được xác định từ tinh dầu rễ, chiếm 88,8% tổng số tinh dầu.

Trong tinh dầu, hàm lượng monoterpen là 25.1% (16.1% là hydrocacbon monoterpen, 9% là monoterpen oxy hóa), sesquiterpenes là 47.1%, 34.3% sesquiterpenes oxy hóa, 12.8% sesquiterpenes Hydrocarbon, 16.3% chất thơm và còn lại hàm lượng các hợp chất khác không đáng kể.

Ngoài ra, mùi thơm của dầu rễ được đặc trưng bởi hàm lượng các hợp chất thơm cao đến 16.3%, trong đó chất thơm chính là benzyl benzoat chiếm 11.4%. Ngoài ra, thành phần chính của tinh dầu là alpha-bisabolol chiếm 22,8%, benzyl benzoat chiếm 11.4% và linalool chiếm 8,6%, đây là những hợp chất oxy tạo ra hương thơm của tinh dầu.

Tác dụng dược lý – Thiên niên kiên có tác dụng gì?

Trong đông y thiên niện kiện có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc thiên niên kiện có vị đắng, cay, tính ấm nên được quy vào các kinh can và thận. Vị thuốc thiên niên kiện

 

  • Ở Trung Quốc, thân rễ được sử dụng để điều trị gãy xương, chấn thương do ngã và chảy máu. Có công dụng chữa tê bại chân tay, viêm dạ dày, đau dạ dày, viêm ruột, gân mạch khó co duỗi, đau nhức xương khớp, đau lưng đùi.
  • Ở Ấn Độ, phần thân rễ cây thiên niên kiện được dùng làm chất thơm và chất kích thích. Bột thân rễ được thêm vào thuốc lá hoặc trong các thành phần thuốc bột để hít và toàn cây được dùng để chữa bệnh ngoài da. Còn tinh dầu được dùng làm chất tạo hương trong công nghệ nước hoa.

Cách dùng: Dùng 4.5 gam – 9 gam mỗi ngày, thường được sắc hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài thì lấy thân rễ tươi, giã nát, sao nóng rồi đắp vào chỗ đau hoặc ngâm dược liệu khô với rượu để xoa bóp giảm đau, phong thâos, tê bại.

Lưu ý: Không dùng cho những người hay nóng trong, miệng khô, đau họng, bứt rứt, đầu lưỡi đỏ.

Trong y học hiện đại cây thiên niên kiện có tác dụng gì?

  • Tinh dầu trong dược liệu có tác dụng diệt nhiều loại trực khuẩn và ức chế virus herpes loại I.
  • Nước sắc từ dược liệu có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ, chống đông máu và giảm đau.
  • Đem dược liệu ngâm rượu giúp chống viêm, giảm đau, kháng histamine và chống dị ứng.
  • Theo một số nghiên cứu trên chuột cống trắng cho thấy dược liệu thiên niên kiện cũng có tác dụng ức chế yếu đối với chứng phù chân ở chuột.
  • Giúp bồi bổ gân cốt, giảm đau nhức xương khớp và chữa phong tê thấp.

Những bài thuốc chữa bệnh từ thiên niên kiện

Chữa tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy – Thiên niên kiện có tác dụng gì?

Lấy 12g thiên niên kiện, 12g thương nhĩ tử đã sao vàng, 12g ngải cứu, 16g diệp hạ châu, 18g thổ phục linh, 28g hy thiêm và 40g rễ cỏ xước, đem các đem các dược liệu sắc lấy nước uống.

Giúp giảm đau nhức xương khớp, mạnh gân cốt ở người cao tuổi

Lấy thiên niên kiện, ngũ gia bì, hà thủ ô trắng và kê huyết đằng với liều lượng bằng nhau là 50g. Đem các dược liệu ngâm với rượu và rắn hổ mang hoặc rắn cạp trong vòng 3 tháng là sử dụng được, uống 1 chén nhỏ trong mỗi bữa ăn và uống đều đặn trong vòng 1 tháng.

Chữa thoái hoá cột sống – Thiên niên kiện có tác dụng gì?

Lấy 12g thiên niên kiện, 12g thổ phục linh, 12g thương truật, 12g đỗ trọng, 12g đại táo, 12g ngưu tất, 10g xuyên khung, 10 kỷ tử, 8g cam thảo và 6g quế chi. Đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia làm 3 lần uống hết trong ngày, nếu dùng ngâm rượu thì liều dùng uống là 6 – 12g.

Cách ngâm rượu thiên niên kiện

Lấy 100g thiên niên kiện, 100g kỷ tử, 100g ngưu tất, 100g đảng sâm, 100g đương quy, 100g đỗ trọng, 200g thục địa và 200g đại táo. Cho tất cả dược liệu vào bình ngâm cùng với 5 lít rượu trắng khoảng 30 ngày , mỗi ngày uống một chén khoảng 20ml, khi ăn tối. Rượu thiên niên kiện vừa bảo quản đươc lâu vừa có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, đau lưng, mỏi gối.

13 thoughts on “Thiên niên kiện có tác dụng gì? cách ngâm rượu thiên niên kiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *