Nhũ hương có tác dụng gì? Tác dụng của nhũ hương trong chữa bệnh

Vị thuốc nhũ hương được xem là dược liệu quý hiêm và đắt đỏ được sử dụng trong Đông y với tác dụng điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm khớp và một số bệnh viêm khác, đau bụng, sốt theo mùa, giảm đau bụng kinh, điều hoà kinh nguyệt, ung nhọt, da lở loét chậm lành,… Vậy nhũ hương có tác dụng gì? Nhũ hương chữa bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tác dụng của nhũ hương qua bài viết sau đây.

Nhũ hương là gì?

Nhũ hương còn được gọi là hắc lục hương, địa nhũ hương, thiên trạch hương,… Có tên khoa học là Boswellia carterii Birdw hoặc Pistacia lentiscus L. thuộc họ trám Burseraceae.

Hình ảnh nhũ hương

Nhũ hương có tác dụng gì?
Nhũ hương có tác dụng gì?
  • Cây nhũ hương là loại cây thân nhỡ cao trung bình khoảng 4 – 5m và thậm chí có những cây có thể cao tới 6m. Cây sống khỏe mạnh phân thành nhiều cành to với vỏ cây nhẵn màu nâu nhạt và thường có xu hướng bong vảy.
  • Lá mọc xen kẽ, khá dày, thưa dần về phía ngọn, lá có dạng lá kép lông chim, kích thước dài trung bình 20 – 40cm. Cuống lá được bao phủ bởi lớp lông trắng, lá kép có khoảng 7-10 cặp lá, không có cuống và mọc đối xứng.
  • Hoa nhũ hương nhỏ mọc thành từng chùm, thường có màu trắng và mọc đối xứng dạng kép lá cánh lẻ. Hoa có 5 cánh, hình bầu dục, màu vàng nhạt và ở giữa có màu nâu cam. Quả hạch hình trứng ngược, vỏ quả chắc và mỗi ngăn có chứa một hạt.

Mô tả dược liệu nhũ hương

  • Mặt ngoài dược liệu có màu trắng mờ, bên trong sáng bóng, cắn vào dễ dính răng, mùi thơm, khi đốt tỏa ra mùi thơm mát và tàn tro màu đen.
  • Nhựa cây nhũ hương khi khô lại có hình dạng như hạt giọt nước, hình cầu nhỏ,… Hình dáng không đồng đề, kích thước thay đổi từ 0.5 – 3mm hoặc đôi khi dính nhau, có màu vàng hoặc xanh lam, pha lam,… trong mờ, mặt ngoài được bao phủ bởi một lớp phấn trắng.
  • Chất này giòn, cứng, khi gãy bề mặt gãy sáp và không bóng.
  • Khi nếm thử sẽ cảm thấy dược liệu có vị hơi đắng, cay, vỡ vụn trong miệng và cô đặc lại khá dính răng. Khi đốt lên sẽ tỏa ra khói đen, mùi thơm nhẹ độc đáo, tro màu đen.

Khu vực phân phân bố, chế biến

Theo nhiều tài liệu ghi chép cho thấy, nhũ hương được phân bố phổ biến từ ven biển Địa Trung Hải đến Đông Trung, Ấn Độ, Trung Quốc,… Và ở Việt Nam, cây có khả năng chịu hạn, chống cháy tốt và cây thường xuất hiện ở sườn núi, sườn đồi, hoặc vùng đồng bằng.

Thời điểm để thu hoạch nhựa nhũ hương tốt nhất là vào mùa xuân và mùa hạ. Thu hoạch bằng cách rạch các đường dọc hướng từ thân cây lên, vết rạch càng sâu nhựa sẽ tiết càng nhiều. Tiếp đó hứng lấy phần nhựa chảy ra và không nên để rơi xuống đất hoặc dính các tạp chất khác.

Cây nhũ hương cho trung bình khoảng 3kg nhựa nhũ hương mỗi năm và được chế biến theo các cách sau:

  • Nhựa nhũ hương sau khi thu hoạch thì loại bỏ tạp chất rồi sao với đăng tâm (cứ 40g nhũ hương thì sao cùng với 1g đăng tâm), sau đó tán mịn rồi bảo quản dùng dần.
  • Hoặc có thể thêm vào nhũ hương một ít rượu , tán bột, thuỷ phi rồi đem phơi khô.
  • Tuy nhiên, không nên tán nhũ hương vì nó dễ bị vón cục và rất khó bảo quản. Nhũ hương dễ bị ẩm và mất mùi thơm nên cần bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm.

Tác dụng dược lý – Nhũ hương có tác dụng gì?

Trong y học cổ truyền nhũ hương có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, vị thuốc nhũ hương có vị cay, đắng, hơi độc, tính ôn và có mùi thơm nên được quy vào các kinh can, tỳ, phế, thận, tâm. Vị thuốc nhũ hương có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, cơ co cứng, ứ huyết sau sinh gây đau bụng – bế kinh, đau bụng kinh, mề đay, ung nhọt,… Dược liệu còn được sử dụng để bào chế thành dạng viên uống trong thực phẩm chức năng.

Trong y học hiện đại nhũ hương có tác dụng gì?

Dựa trên kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy vị thuốc nhũ hương có

tác dụng giảm đau và được dùng để điều trị một số bệnh lý sau như:

  • Bệnh giang mai
  • Hen suyễn
  • Viêm loét đại tràng
  • Đau họng
  • Tăng lưu lượng nước tiểu
  • Kích thích kinh nguyệt
  • Ung thư
  • Bệnh viêm khớp và một số dạng viêm khác

Ngoài ra, dược liệu nhũ hương có chứa thành phần hoá khọc khá phong phú như 70 – 60% nhựa, 27 – 35% gôm, 3 – 8% tinh dầu, đường, 90% acid masrtixic, 2% masticolic acid và dipinen,…

Những bài thuốc chữa bệnh từ nhũ hương

Chữa chấn thương ngoại gây sưng đau, bầm tím

Lấy 5g nhũ hương, 5g một dược, 5g xuyên khung, 10g sinh địa, 10g bạch chỉ, 10g đơn bì, 10g xích thược cùng với 3g cam thảo. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần uống, mỗi lần uống 4g thuốc bột và uống cùng với rượu đến khi khỏi bệnh.

Hoặc có thể lấy 5g nhũ hương, 5g chu sa, 5g một dược, 6g huyết kiệt, 6g hồng hoa, 10g nhĩ trà, 3g băng phiến cùng với 2g xạ hương. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng lấy 0.2g bột thuốc uống cùng với rượu ấm.

Chữa hạch ở vú

Lấy nhũ hương, đại hoàng, hoàng bá và một dược với liều lượng tăng giảm tuỳ theo tình trạng bệnh. Đem dược liệu tán thành bột mịn rồi cho băng phiến vào bảo quản trong lọ màu nâu, mỗi khi sử dụng thì lấy một ít thuốc trộn đều với lòng trắng trứng, dùng gạc tẩm và chườm bên ngoài.

Chữa sưng dau do chấn thương

Lấy 5g nhũ hương, 5g một dược, 3g quế nhục, 3g cam thảo, 10g bạch chỉ, 10g bạch truật và 10g đương quy. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6 – 10g thuộc bột đến khi bệnh khỏi hẳn.

Chữa đau nhức cơ thể, nhức đầu, đau mắt

Lấy nhũ hương, một dược, ngũ linh chi, thảo ô, mộc miết tử và vãn tàm sa với liều lượng bằng nhau. Đem các dược liệu tán thành bột mịn, trộn cùng với rượu và bột hồ vo thành viên hoàn to cỡ hạt ngô đồng, mỗi lần uống 7 viên với nước sắc từ lá bạc hà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *