Dược liệu đại táo là gì? Đại táo có công dụng gì đối với sức khỏe?

Đại táo được xem là vị thuốc phổ biến và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu được biết đến với tác dụng điều trị một số bệnh như vàng da, viêm gan, giúp ngủ ngon, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể,… Tuy nhiên, đại táo còn có công dụng điều trị những bệnh nào? Hãy cùng gia công thực phẩm chức năng DOM Healthcare tìm hiểu chi tiết hơn về dược liệu này nhé!

Mô tả đặc điểm đại táo

Dược liệu đại táo
Dược liệu đại táo

Đại táo là gì?

Dược liệu đại táo có tên khoa học là Zizyphus jujuba Mill. Với nhiều tên gọi khác nhau như táu tào, hồng táo, táo đen, phác lạc tô, thích táo, nhẫm táo, táo tàu đỏ,…
Là loại cây ăn quả quen thuộc nhưng cũng được xem là loại thuốc quý trong chữa bệnh. Là cây thân gỗ nhỏ, dạng cây nhỡ hoặc cao, cây có thể cao đến 10m. Lá mọc so le nhau, phiến lá hình trứng, cuống ngắn 0,5 – 1cm, lá kèm thường biến thành gai. Mặt trên lá lộ rõ 3 gân chính, gân phụ cũng nổi rõ, mép lá có răng cưa thô.
Hoa nhiều, có màu vàng hoặc màu xanh nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá, mỗi chùm gồm 7 – 8 hoa nhỏ. Quả có hình cầu hoặc hình trứng hơi lõm ở đầu, đường kính 2 – 3cm và dài 3 – 4cm. Khi quả còn xanh có màu xanh nhạt hoặc màu nâu nhạt, vỏ nhẵn, có vị chua. Khi quả chín thì ngả sang màu đỏ sẫm.
Cây thường ra hoa và tháng 4 – 5 và cho quả và tháng 7 – 9 hàng năm.
Mô tả dược liệu:
Quả đại táo khi khô có hình viên chùy, dài khoảng 18 – 32mm. Bên ngoài vỏ có nhiều vết nhăn ăn sâu vào trong, cuối quả có lõm vào, vết sẹo hình tròn hoặc vết cuống của quả. Vỏ có màu đỏ nâu, đỏ sẫm hoặc màu hồng đậm. Chất thịt bên trong mềm nhẹ, dẻo, có màu nâu nhạt, vỏ quả mỏng. Hạt có vỏ cứng, nhọn ở 2 đầu, dài 9 – 12mm, đập ra có nhân cứng màu trắng.

Khu vực phân bố

Theo các nhà khoa học cho rằng, đại táo có nguồn gốc ở Syria và Bắc Phi, sau đó di thực qua Ấn Độ trước rồi mới qua Trung Quốc. Tuy nhiên, cây cùng được tìm thấy với số lượng lớn tại Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đại táo được phân bố chủ yếu và nhiều nhất ở một số tỉnh của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Hà Bắc, Hà Nam, Vân Nam, Phúc Kiến, Sơn Đông. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là loại táo đỏ Tân Cương.
Ở Việt Nam, cây di thực vào nước ta không lâu và hiện đang được trồng ở nhiều tỉnh thành. Nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc như Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng,… Cây được trồng bằng phương pháp chiết cành và được trồng vào mùa xuân, cây thường ra hoa vào tháng 4 – 6 và cho quả vào tháng 7 – 8. Tuy nhiên với khí hậu không thuận lợi nên cây chỉ có thể sống được 1 năm. Do đó, đại táo không được trồng phổ biến ở nước ta, nên phần lớn dược liệu được nhập từ Trung Quốc và Hàn Quốc là chủ yếu.
Đại táo là gì?
Đại táo là gì?
Thu hái và chế biến
Thời gian thu hái đại táo thích hợp nhất là vào mùa đông khi quả đã chín. Những quả chín sau khi thu hái về được rửa sạch, ăn tươi hoặc chế biến thành dược liệu.
Tại Trung Quốc, quả có thể tự chín khô trên cây, nên khi thu hoạch chỉ cần dùng gậy đập mạnh vào cành để quả rụng xuống. Sau khi đem về chỉ cần phơi nắng 2 – 3 ngày là có thể dùng đến 3 năm. Hoặc thu hoạch khi quả vừa chín tới, đem về phơi hoặc sấy đến khi khô hẳn lại để làm thuốc. Dược liệu sau khi được phơi hoặc sấy khô có màu đỏ gọi là hồng táo.
Ngoài ra, người ta còn chế biến hắc táo (là loại có màu đen, vị ngọt hơn) bằng cách hái những quả tươi chín vàng khi chưa chuyển sang màu đỏ thẫm, đem về phơi cho đến khi lớp vỏ bên ngoài hơi nhăn lại. Sau đó cho táo vào thùng có gai, lắc nhẹ để châm lỗ. Tiếp đó ngào táo với nước sắc cô đặc từ thân lá và rễ con của cây sinh địa (địa hoàng) và cho thêm đường vào đảo đều. Đem táo đi phơi nắng đến khi táo khô hoàn toàn và không còn dính tay nữa thì cho vào túi bảo quản.
Dược liệu được cho vào hộp hoặc túi nilong để bảo quản được lâu hơn. Không để nơi ẩm ướt vì dễ khiến táo bị mốc.

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu cho thấy, trong đại táo có chứa nhiều dinh dưỡng và nhiều chất cần thiết cho cơ thể và có công dụng chữa bệnh cao như vitamin B2, vitamin A, vitamin C, acid Alphitolic acid, Aspartic acid, Nicotinic, Phosphor, Calcium, protein, chất béo, Lysine, N-Nornuciferine,…

Tác dụng của Đại Táo

Trong Đông y

Theo y học cổ truyền cho rằng táo tàu khô có tác dụng bồi bổ khí huyết, chỉ thấu, giải độc dược, bồi bổ cơ thể, an thần, cường lực, giải độc dược, điều hòa các loại thuốc,…
Dược liệu có vị ngọt, tính bình ấm, không độc, được quy vào Kinh Tỳ, thận, Can và Vị. Dược liệu còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị kiết lỵ, suy nhược cơ thể và thần kinh, tỳ vị hư nhược, hồi hộp, kiết lỵ, táo bón, lở loét ngoài da, bồn chồn khó ngủ, nghẹt mũi,…

Trong Y học hiện đại

Đối với hệ tiêu hóa: Với hoạt chất ritrerpernoid, saponin và chất xơ có tác dụng ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe đường ruột, ổn định chuyển động ruột và tăng cườnghấp thu các chất dinh dưỡng.

Đối với hệ tuần hoàn: Photpho và chất sắt trong đại táo có khả năng kích thích lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể là làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu. Ngoài ra, với các chất triterpenoid và alkaloid giúp thanh lọc máu và loại bỏ độc tố trong máu.

Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư: Với thành phần axit triterpenic, polysacarit và vitamin C có tác dụng làm ức chế và tiêu diệt các tế bào ác tính. Đồng thời ngăn chặn không cho ung thư lan rộng.

Đối với hệ tim mạch: Dược liệu cung cấp nhiều kali giúp ổn định huyết áp và phòng chống các bệnh về tim.

Tác dụng chống virus, kháng khuẩn: Với hoạt chất vitamin C và Flavornoid có tác dụng kháng khuẩn và chống lại sự xâm nhập của virus cảm cúm, vi trùng xâm nhập vào cơ thể.

Đối với hệ miễn dịch: Hoạt chất polysacarit trong đại táo có khả năng trung hòa các gốc tự do làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể. Đồng thời, thông qua đó cải thiện chức năng hoạt động của hệ miễn dịch.

Ngoài dược liệu là quả ra thì hạt đại táo cũng có nhiều tác dụng chữa mất ngủ, an thần, bảo vệ màng não, kích thích mọc tóc, chống co giật. Không những vậy, lá đại táo chữa bệnh trĩ và cải thiện sức khỏe xương khớp.

Công dụng của Đại Táo với sức khỏe

Đại táo có tác dụng gì?

  • Điều trị tả lỵ, tiêu chảy
  • Điều trị bệnh mạch vành
  • Giảm cân, đẹp da, giải nhiệt
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Hỗ trợ điều trị vàng da, vàng mắt, viêm gan
  • Miệng khô, cổ đau
  • Điềutrị điếc tai, mất thính giác
  • Kích thích mọc tóc
  • Điều trị táo bón
  • Chữa nôn ói sau khi ăn
  • Chữa đau tim đột ngột
  • Điều trị các vết lở loét không lành
  • Dị ứng
  • Chữa suy nhược cơ thể
  • Lưu thông máu, kiểm soát huyết áp
  • Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư
  • Trị ho, bổ phổi,…
Đại táo có tác dụng gì?
Đại táo có tác dụng gì?

Những bài thuốc chữa bệnh từ đại táo

Canh táo đỏ giúp bổ máu huyết

Lấy 25g quả đại táo, và 50g cỏ nhọ nồi để khô ráo nước. Cho dược liệu vào nấu với lượng nước vừa đủ. Người bệnh uống nước canh trước rồi mới vớt táo ăn sau. Hoặc lấy 30 quả táo đỏ, 15 quả câu kỷ tử, 6 quả ô mai và 30g nguyên sâm vào hầm canh (hơi đặc) vào nầu cùng 4 bát nước. Đun đến 30 phút thì cho thêm ít đường vào, ngày uống 2 lần. Bài thuốc này rất tốt cho các trường hợp loét dạ dày đại tràng, thiếu máu, chảy máu dạ dày hoặc để cầm máu các vết thương, rất tốt cho người mới phẫu thuật.

Bài thuốc chống suy nhược cơ thể, cải thiện giấc ngủ

Chuẩn bị 15 quả đại táo, 1 tổ yến, 100g hạt sen, đường phèn và ít gừng tươi. Lấy tổ yến và táo ngâm với nước ấm để mềm ra và lấy hạt sen luộc đến khi nhừ. Lấy tất cả dược liệu cho vào tô thêm đường phèn và gừng đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút, sau đó lấy ra và ăn khi còn ấm.

Món ăn bổ tâm huyết cho người cao huyết áp và người mắc bệnh tim

Chuẩn bị 25g đại táo, 65g đậu xanh, 30g lá bạch quả (hoặc tương đương với 12g lá khô) và đường. Lấy lá bạch quả rửa sạch, giã nát rồi đem đun sôi với 100ml nước. Đun lửa nhỏ khoảng 25 phút, sau đó lấy nước bỏ bã. Đại táo và đậu xanh đêm ngâm 20 phút, rồi cho vào nồi nấu cùng bạch quả. Sau đó cho thêm đường vào nấu đến khi chín nhừ và ăn khi còn nóng. Bài thuốc này rất tốt cho người mắc bệnh mạch vành, bệnh tim, cao huyết áp, người bị trúng gió.

Đại táo chữa bệnh xuất huyết dưới da do dị ứng

Lấy 200g đại táo và 50g cam thảo bắc đem sắc uống khi còn ấm. Ngày uống 1 thang, ngày uống 2 – 3 lần. Dùng xong bài thuốc sẽ thấy những đốm đỏ dưới da mờ đi hoặc hết hẳn.

Điều trị chứng giảm tiểu cầu

Bệnh suy giảm tiểu cầu xuất hiện các triệu chứng như có máu trong phân, chảy máu trực tràng, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, chảy máu vết thương không dứt,… Và ở phụ nữ có biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và tình trạng rong kinh kéo dài khoảng 10 ngày trở lên. Lấy 50g đại táo và 20g bạc hà sắc trên lửa nhỏ Ngày uống 1 thang, tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc tránh các chấn thương gây chảy máu và hạn chế sử dụng rượu bia.

Những bài thuốc hỗ đại táo
Những bài thuốc hỗ đại táo

Trẻ bị cam dãi

Lấy 5 quả đại táo, 7g lá tre và 5g trần bì đem sắc chung với nửa thăng nước, nấu với lửa nhỏ đến khi còn 200ml thì ngưng. Chia làm 2 phần uống trong ngày, ngày dùng 1 thang, kiên trì uống 3 – 5 thang

Chữa bồn chồn khó ngủ

Lấy 14 quả táo tàu và 7 củ hành trắng đem sắc cùng với 3 thăng nước ở lửa nhỏ đến khi còn lại 1 thăng. Chia làm nhiều lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm, ngày uống 1 thang.

Chữa đau bụng ở phụ nữ đang mang thai

Lấy 14 quả táo tàu đốt cho ra than rồi uống với nước sôi ấm

Lưu ý khi sử dụng táo tàu

Trong quá trình sử dụng dược liệu cùng như những bài thuốc từ dược liệu chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nếu cơ thể bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong đại táo thì tuyệt đối không nên sử dụng
  • Đại táo khi quả màu xanh không nên ăn và không khuyến khích ăn nhiều
  • Những người có khối u ở vùng dưới ngực, nôn mửa và trướng bụng không nên dùng
  • Không kết hợp đại táo với dược liệu bạch vi và nguyên sâm
  • Bụng to, đau bụng do giun, đau dạ dày do khí bế tuyệt đối không dùng
  • Khi sử dụng các bài thuốc từ đại táo cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi sử dụng
  • Trẻ em và phụ nữ sau sinh bị bệnh thử thấp, cam tích, ôn nhiệt, đờm trệ tuyệt đối không sử dụng
  • Những người bị cao huyết áp, suy nhược thần kinh, ăn uống kém, mệt mỏi, stress, muốn bồi bổ sức khỏe được khuyến cáo nên sử dụng
  • Trong quá trình sử dụng dược liệu nếu gặp triệu chứng bất thường nào nên tạm ngưng sử dụng đến khi cơ thể dần ổn định thì dùng trở lại.

16 thoughts on “Dược liệu đại táo là gì? Đại táo có công dụng gì đối với sức khỏe?

  1. Pingback: Huyết sâm có tác dụng gì? Rượu huyết sâm - Gia công thuốc giảm cân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *