Stress là gì? Bạn có đang bị stress “ghé thăm” không?

Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống như áp lực công việc, học tập, thi cử,… Mà Stress có thể “ghé thăm” bất cứ lúc nào. Theo Nghiên cứu của WHO năm 2018, có đến 74% dân số toàn cầu bị Stress và khó khăn trong việc đối phó với tình trạng này. DOM Healthcare trong bài chia sẻ lần này sẽ cùng bạn  tìm hiểu về một số vấn đề liên quan đến Stress.!

Stress là gì, những người có nguy cơ bị stress?

Stress được xem là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều nhóm những phản ứng trên cơ thể (căng cơ, tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu,…) trước những áp lực hay tác động bên ngoài.

Stress

Từ đó, dẫn đến một nhóm phản ứng chống lại Stress là kháng viêm, kháng dị ứng, natri ổn định trong máu,…Stress nếu ở mức độ phù hợp sẽ kích thích sự tập trung, hoạt động tích cực. Ngược lại nếu quá độ có thể dẫn đến những hành động tiêu cực, thậm chí tự sát.

Những người có nguy cơ bị Stress như cơ thể yếu, thường xuyên ốm đau. Môi trường sống không lành mạnh, làm việc quá sức. Hoặc đối với những người thiếu tự tin ít mối quan hệ trong xã hội,…

Thông thường, Stress xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến từ yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong bao gồm sức khỏe không tốt, tâm lý không ổn định. Hoặc tự tạo áp lực cho bản thân, bị kỳ vọng quá nhiều.

Yếu tố bên ngoài có thể do sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, thời tiết thay đổi đột ngột. Hoặc ô nhiễm khói bụi trong môi trường, áp lực từ xã hội như công việc, gia đình, học tập,…

Biểu hiện Stress dễ nhận biết trong cuộc sống

Triệu chứng của Stress được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như tinh thần, thể chất, hành vi, cảm xúc,… Thông thường mỗi người đều có những biểu hiện khác nhau. Nhưng tựu chung đều xuất hiện những triệu chứng cơ bản dưới đây:

  • Về mặt thể chất: Cơ thể người bị Stress cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau tức ngực, khó thở, nôn hoặc buồn nôn, đau nhức/chuột rút cơ bắp,…
  • Về mặt tinh thần: Buồn bã, không tập trung được công việc, trí nhớ giảm sút, thiếu quyết đoán, mất đi khiếu hài hước,…
  • Về mặt cảm xúc: Căng thẳng, lo âu, thất vọng, khó chịu, sợ hãi, thiếu kiên nhẫn, nóng tính,…
  • Về mặt hành vi: Bồn chồn, khóc lóc, la hét, đổ lỗi, hối hả, thậm chí tự làm hại bản thân, hoặc người khác, sa vào hút thuốc, nghiện ngập,…

Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên đây, rất có thể bạn đã rơi vào trường hợp bị Stress cấp tính. Stress kéo dài không được phát hiện và điều trị kịp thời. Có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng hơn như suy giảm hệ miễn dịch, rơi vào trầm cảm, đau dạ dày, rối loạn giấc ngủ,…

Ngăn ngừa và điều trị Stress

Như đã nói ở trên, Stress nếu để lâu dài không được can thiệp xử lý sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe của con người. Vậy làm gì để ngăn chặn Stress và nếu bị Stress thì phải điều trị thế nào. Câu trả lời dành cho bạn là:

Ngăn ngừa Stress:

  • Luôn giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, duy trì tốt các mối quan hệ.
  • Biết cách sắp xếp công việc, học tập, đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngơi và làm việc.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống đủ nước, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Hạn chế, hoặc tốt hơn hết không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như đi bộ, yoga, đạp xe, thiền,…
  • Dành thời gian thư giãn cho bản thân như nghe nhạc, xem phim, đọc sách,…

Điều trị Stress:

Tùy thuộc vào từng trường hợp của người bị Stress cũng như thái độ hợp tác mà Bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Một số phương pháp giúp kiểm soát và giảm Stress được áp dụng phổ biến:

  • Tích cực rèn luyện sức khỏe như tập thiền, tập yoga hằng ngày.
  • Ăn uống khoa học với đầy đủ chất, không bỏ bữa, không sử dụng chất kích thích,…
  • Thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, tập yoga, nấu ăn,… để kiểm soát cảm xúc tốt.
  • Thay đổi môi trường sống lành mạnh với những mối quan hệ lành mạnh.
  • Áp dụng các liệu pháp trị liệu cho cơ thể như châm cứu, massage,…

Nhìn chung, Stress là một trạng thái căng thẳng tinh thần và cơ thể đang ra sức để phản ứng, thích nghi nhằm giúp tập trung tinh thần học tập, làm việc hiệu quả. Nếu Stress kéo dài quá độ, lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

Khi người thân, bạn bè hoặc chính bản thân mình gặp những triệu chứng liên quan đến trầm cảm. Nhanh chóng đến gặp bác sĩ để điều trị tâm lý cũng như tổn thương thể chất, tinh thần.

Stress sẽ không đáng lo ngại nếu được điều trị đúng cách và biết cách bảo vệ bản thân mình. Với những chia sẻ của DOM Healthcare trên đây, chắc bạn đọc đã phần nào giải đáp được thắc mắc của mình rồi đúng không? Hãy tự bảo vệ mình trước  Stress ngay từ hôm nay bạn nhé./

12 thoughts on “Stress là gì? Bạn có đang bị stress “ghé thăm” không?

  1. Pingback: Viêm xoang có điều trị khỏi không, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị.

  2. Pingback: Lão hóa da là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhân biết là gì?

  3. Pingback: L-arginine là thuốc gì? L-arginine có trong thịt đỏ, cá, sữa,…

  4. Pingback: Hạt sachi có tác dụng gì? Hạt sachi giàu protein, omega – 3 - 6, vitamin,...

  5. Pingback: Cây nguyệt quế có tác dụng gì? Cây nguyệt quế có mấy loại?

  6. Pingback: Sâm cao ly có tác dụng gì? Sâm cao ly có tác dụng chống oxy hoá,...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *